Tiến tới một cộng đồng ASEAN không có khói mù vào năm 2020

Vừa qua, tại Hà Nội từ ngày 26 đến ngày 30/10, các Bộ trưởng Môi trường thuộc các nước thành viên ASEAN đã tổ chức Hội nghị lần thứ 13, cùng với các chuỗi Hội nghị liên quan đó là: Hội nghị lần thứ 6

Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN (AMME) là hoạt động định kỳ 3 năm 1 lần trong cơ chế hợp tác môi trường ASEAN, được tổ chức luân phiên tại các quốc gia thành viên nhằm mục tiêu kiểm điểm tình hình thực hiện các thỏa thuận hợp tác về môi trường trong khu vực giữa hai kỳ hội nghị, thảo luận về các nội dung hợp tác mới, đồng thời kiến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác ASEAN về môi trường trong thời gian tới.

Theo đó, sau 5 ngày làm việc Hội nghị các Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 13 Hội nghị AMME 13 đánh giá tình hình thực hiện các thỏa thuận hợp tác về môi trường trong khu vực kể từu hội nghị AMME 12; thảo luận và thống nhất ở cấp Bộ trưởng Môi trường các nước ASEAN về hợp tác trong lĩnh vực môi trường lien quan đến 10 nội dung được nêu tại Hội nghị SOM; thảo luận về nội dung hợp tác mới, đồng thời kiến nghị, đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác về môi trường trong thời gian tới, đặc biệt cho giai đoạn 2015, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung ASEAN về Biến đổi khí hậu năm 2015, và các nước thành viên Asean nhất trí tham gia công ước khung của Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 21, đệ trình lên Chủ tịch Hội đồng cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN, sau đó trình lên Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 vào tháng 11 năm 2015 để thông qua.
Các Bộ trưởng đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam về xây dựng Tuyên bố Chương trình nghị sự ASEAN Bền vững môi trường và Biến đổi khí hậu sau 2015 để đệ trình thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 nhằm nhấn mạnh cam kết của ASEAN, xác định các thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu hiện hữu và đang nổi lên của ASEAN cần phải được giải quyết, nhằm đạt được các mục tiêu của Tầm nhìn sau 2015 trong bối cảnh phát triển toàn cầu hiện nay.Đối với quan điểm về Tầm nhìn sau 2015, các Bộ trưởng đã rà soát hợp tác khu vực trên lĩnh vực môi trường, đặc biệt là những hành động về bền vững môi trường trong khuôn khổ Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN (ASCC). Tán thành việc xây dựng Kế hoạch hành động chiến lược ASEAN về Hợp tác môi trường (ASPAPEC); Lộ trình ASEAN Không khói mù; Báo cáo hiện trạng môi trường ASEAN lần thứ 5; Chương trình công tác ASEAN-Liên hợp quốc về Môi trường và Biến đổi khí hậu sau 2015. Các Bộ trưởng đã thông qua Khung Tiêu chí giám sát thực hiện Quản lý tổng hợp tài nguyên nước ASEAN (IWRM), coi đây là bộ công cụ giám sát thực hiện đơn giản để ASEAN sử dụng trong việc đánh giá tiến độ triển khai Quản lý tổng hợp tài nguyên nước ASEAN. Các Bộ trưởng hy vọng đạt được những kết quả thành công trong đàm phán về Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, tại Hội nghị Biến đổi khí hậu Paris từ ngày 30/11 đến 11/12/2015


Các Bộ trưởng đã bày tỏ quan ngại và cảm thông với người dân Philippines sau cơn bão Koppu đã gây lên các trận mưa lớn, lũ lụt và lở đât, khiến hơn 100.000 người dân phải di tản. Các Bộ trưởng cũng bảy tỏ sự quan tâm và cảm thông đối với người dân Myanmar phải gánh chịu lũ lụt do cơn bão Komen từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2015.Các Bộ trưởng đã thông qua đề cử Vườn quốc gia Núi Timpoong Hibok-Hibok (Philippines) và Vườn quốc gia Way Kambas (Indonesia) là Vườn di sản ASEAN, số thứ tự tương ứng 36 và 37. Hai Vườn quốc gia đã tham gia mạng lưới các khu bảo tồn quốc gia có tầm quan trọng cần được bảo vệ cao, đại diện cho những hình ảnh hoàn thiện về hệ sinh thái tiêu biểu, góp phần tăng cường nhận thức, khích lệ niềm tự hào, ý thức về giá trị bảo vệ, thụ hưởng và bảo tồn từ nguồn di sản thiên nhiên giàu có của ASEAN.

Một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng các nước ASEAN đề cập tại Hội nghị là vấn đề ô nhiễm khói mù nghiêm trọng tại Indonesia, gây ảnh hưởng tới khu vực. Các nước thành viên ASEAN đã thông qua đề xuất của Indonesia về xây dựng Trung tâm Điều phối ASEAN về Kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới tại nước này và giao cho Indonesia tiếp tục triển khai các công việc thành lập Trung tâm theo đúng thời hạn. Ông Lê Lương Minh, Tổng Thư ký ASEAN cho biết: Hội nghị có quyết định quan trọng, sẽ bắt đầu tiến hành lộ trình tiến tới một cộng đồng ASEAN không có khói mù vào năm 2020. Hội nghị cũng thông qua những thủ tục chuẩn về tiến hành các biện pháp ứng phó chung đối với hiện tượng ô nhiễm khói mù xuyên biên giới; cũng như thông qua các chỉ dẫn về việc thực hiện các biện pháp thích nghi, theo dõi đánh giá cũng như biện pháp ứng phó chung đối với hiện tượng ô nhiễm khói mù xuyên biên giới”.

Liên quan đến khai thác sử dụng, quản lý lũ trên các lưu vực xuyên biên giới, trong khuôn khổ Ủy hội sông Mekong và Ủy ban sông Mekong Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang phối hợp với các thành viên có liên quan để xem xét việc các đập thủy điện xây ở thượng nguồn tác động đến hạ nguồn.

Các Bộ trưởng đã nhóm họp với những người đồng cấp từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tại Hội nghị Bộ trưởng môi trường ASEAN+3 lần thứ 14 ngày 29/10 để rà soát các hoạt động hiện đang được triển khai và thảo luận, về hợp tác trong tương lai trên những lĩnh vực hợp tác, bao gồm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, giáo dục môi trường, khoa học và công nghệ môi trường và thành phố bền vững về môi trường; Hợp tác Giáo dục về phát triển bền vững…

Các Bộ trưởng Môi trường sẽ họp tại Brunei Darussalam vào năm 2017, nhân dịp tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 14.