Tổng kết dự án “Phân tích tổng hợp, mô hình hóa và đánh giá tiềm năng dầu khí các bể trầm tích ở Việt Nam”

Ngày 21/11/2014, Viện Dầu khí Việt Nam phối hợp với Cục Địa chất Đan Mạch và Greenland (GEUS), Đại học Tổng hợp Copenhagen (GI/KU), Đại học Mỏ Địa chất (HUMG), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại h

Tham dự Hội nghị có Phó Đại sứ Đan Mạch Christian Brix Moller, đại diện các Bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao, Ủy ban Điều phối các Chương trình nghiên cứu địa chất Đông và Đông Nam Á (CCOP), đại diện Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các Viện nghiên cứu và công ty dầu khí liên quan, các tổ chức, đơn vị tham gia dự án.

Đây là dự án hợp tác nghiên cứu tiêu biểu giữa các cơ quan nghiên cứu, trường đại học của Việt Nam và Đan Mạch, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò dầu khí, gồm nhiều pha được tài trợ không hoàn lại bằng nguồn kinh phí của thuộc quỹ toàn cầu của Đan Mạch ngoài cam kết ODA hàng năm của Đan Mạch dành cho Việt Nam.

Dự án được triển khai trong 3 giai đoạn (3 pha) và đã đạt nhiều kết quả quan trọng trong hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Pha I - Nghiên cứu bể trầm tích Phú Khánh (2001 - 2004); Pha II - Nghiên cứu bể trầm tích Malay - Thổ Chu (2005 - 2009); Pha III - Nghiên cứu phía Bắc bể Sông Hồng và Miền võng Hà Nội (2010 - 2014). Dự án đã triển khai khoan khảo sát 3 giếng thăm dò (mỗi giếng có chiều sâu khảo sát trên 500m) tại Trũng Sông Ba, đảo Phú Quốc và đảo Bạch Long Vĩ, cung cấp các thông tin rất có giá trị cho công tác nghiên cứu tìm kiếm, thăm dò dầu khí. Các kết quả nghiên cứu của Dự án đã được đăng tải trong 50 bài báo khoa học trên các tạp chí trong nước và quốc tế, góp phần làm sáng tỏ cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí của các bể trầm tích Phú Khánh, Malay - Thổ Chu, Phú Quốc, Sông Hồng và góp phần tích cực vào việc quảng bá, thu hút đầu tư tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại Việt Nam, định hướng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí, khẳng định và bảo vệ chủ quyền Quốc gia.

Với sự hợp tác tích cực các chuyên gia Đan Mạch, Viện Dầu khí Việt Nam đã nhận chuyển giao các thiết bị và công nghệ tiên tiến như các trạm làm việc (workstation), các phần mềm chuyên dụng (PetroMod, ProMax), các thiết bị phân tích, thí nghiệm…, giúp triển khai hiệu quả hơn công tác xử lý, minh giải tài liệu địa chất, địa vật lý, mô hình hóa và đánh giá tiềm năng dầu khí, từ đó góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu. Đến nay, Dự án đã tổ chức nhiều khóa đào tạo ngắn hạn, đào tạo theo công việc, tạo điều kiện tốt cho các thành viên tham gia Dự án nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiên cứu và giảng dạy. Dự án đã phối hợp với các trường Đại học Mỏ Địa chất và Đại học Khoa học Tự nhiên của Việt Nam đào tạo cho ngành dầu khí và các cơ sở đào tạo dầu khí 12 tiến sĩ, 13 thạc sĩ thuộc các chuyên ngành địa chất dầu khí, địa vật lý, địa hóa, trầm tích và cổ sinh…

TS. Flemming Getreuer Christiansen - Phó Tổng giám đốc GEUS cho biết, sự hợp tác rất hiệu quả và mang tính xây dựng giữa các nhà khoa học của Việt Nam và Đan Mạch trong quá trình thực hiện Dự án đã tạo ra các kết quả nghiên cứu xuất sắc. Việc phổ biến và công bố các kết quả nghiên cứu này góp phần nâng cao vị thế của GEUS và Viện Dầu khí Việt Nam đối với cộng đồng khoa học quốc tế. Sau thành công của Dự án này, GEUS và Viện Dầu khí Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai các chương trình hợp tác mới.

Theo TS. Phan Ngọc Trung - Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam, Chủ nhiệm Dự án, kết quả quan trọng của Dự án là đã thiết lập được phương thức hợp tác nghiên cứu rất hiệu quả giữa các cơ quan nghiên cứu, trường đại học của Việt Nam và Đan Mạch trong lĩnh vực nghiên cứu địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí. Đây là tiền đề thuận lợi cho Viện Dầu khí Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, từ đó có thể triển khai hiệu quả hơn các nghiên cứu/dịch vụ khoa học công nghệ mang tính tổng hợp, kết hợp kinh nghiệm của cán bộ khoa học kỹ thuật với việc ứng dụng công nghệ cao.

Tại Hội nghị, Viện Dầu khí Việt Nam, Cục Địa chất Đan Mạch và Greenland đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) trong hợp tác nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. Theo đó, trong thời gian tới, hai bên sẽ tăng cường hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí; giáo dục và đào tạo tiến sĩ, chuyên gia, trao đổi sinh viên…

Nhân dịp này, Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp dầu khí” cho 2 chuyên gia (ông Ioannis Abatzis - Giám đốc điều hành dự án và TS.Lars Henrik Nielsen-Trưởng bộ phận nghiên cứu địa tầng, Chủ nhiệm kỹ thuật của dự án) vì đã có đóng góp tích cực cho sự phát triển của Petrovietnam.

Tại Hội nghị, các nhà khoa học Việt Nam và Đan Mạch đã có nhiều bài trình bày nêu bật kết quả khoa học của Pha 3, đặc biệt là kết quả giếng khoan ENRECA 3 trên đảo Bạch Long Vĩ, trao đổi và chia sẻ những thông tin mới phục vụ cho công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí khu vực bể Sông Hồng.

Dưới đây là một số hình ảnh của Hội nghị