Triển lãm Mỹ thuật Phật giáo đương đại: Niềm tin với các giá trị chân, thiện, mỹ

Chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2017 – 2022), tối 19/11, Ban Văn hóa Trung ương – Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức triển lãm mỹ thuật mang tên “Triển lãm Mỹ

Triển lãm là dịp để các Phật tử, nghệ sĩ thể hiện tình cảm, niềm tin và mối quan tâm của mình đối với các giá trị thiện mỹ, giác ngộ của Phật giáo, đặc biệt trong bối cảnh xã hội đương đại ngày nay; đồng thời cổ vũ những thành tựu của Phật giáo Việt Nam trong 5 năm qua 

Triển lãm trưng bày 51 tác phẩm hội họa, 8 tác phẩm điêu khắc của 60 họa sỹ, phật tử, điêu khắc gia với những góc nhìn về các giá trị tốt đẹp của Phật giáo trong đời sống; thể hiện theo 5 phong cách nghệ thuật: Nội dung trong Tam tạng kinh điển Phật giáo, sự hòa nhập của đạo Phật trong đời sống của nhân loại, sự tiệm ngộ trong quá trình tu tập, thực hành Phật pháp, tái hiện nghệ thuật Phật giáo theo phong cách truyền thống và tái hiện nguyên bản Kinh văn, Chân ngôn Phạn tự, chữ Hán - Việt - Nôm, tranh tượng Phật giáo, Mandala và Thangka cổ xưa. Các tác phẩm được sáng tác hầu hết trong giai đoạn từ 2010 - 2017 bằng nhiều chất liệu như sơn mài, sơn dầu, lụa, acrylic, mực nho, đồng, gỗ, kính… tạo nên một không gian triển lãm đa dạng trong phong cách, chất liệu, trang trọng và đầy ấn tượng.

Theo Thượng tọa Thích Minh Hiền, Phó Trưởng Ban Văn hóa Trung ương - Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hướng vào mỹ cảm với tâm từ bi và trí tuệ là thông điệp mà các tác giả, tác phẩm thể hiện trong Triển lãm Mỹ thuật Phật giáo đương đại năm 2017. Nghệ thuật Phật giáo có nét đặc sắc riêng, mang tính phổ quát với khả năng truyền cảm sâu thẳm, khơi dậy tâm thức trí tuệ con người tìm về cội nguồn, dẫn dắt cái đẹp và đồng hành cùng thời đại.


Họa sĩ Nguyễn Quang Đức, tác giả của bức tranh sơn dầu mang tên “Lục diệp hoàng liên” cho biết: “Sáng tác theo chủ đề thiện mỹ, giác ngộ của Phật giáo khiến con người tôi cảm thấy rất dễ chịu, hoan hỉ, bớt đi những muộn phiền của cuộc sống hàng ngày. Do vậy tôi rất thích và nhiều năm theo đuổi chủ đề này”.

Trong suốt dòng chảy lịch sử của Phật giáo Việt Nam, mỹ thuật luôn là công cụ biểu đạt, truyền bá và hoằng dương tư tưởng giác ngộ giải thoát của Phật giáo. Bên cạnh hệ thống di sản vô giá của các loại hình mỹ thuật như kiến trúc, điêu khắc trang trí, nghệ thuật hội họa, đồ họa ứng dụng, mỹ thuật Phật giáo đã thể hiện sinh động lịch sử trên 2.000 năm của Phật giáo Việt Nam.