Trường HICT: 90% Sinh viên tốt nghiệp xin được việc làm

Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (HICT) hiện đang là một trong những trường Đai học thành công trong hoạt động theo mô hình tự chủ, là trường đào tạo nghề dẫn đầu giải quyết được việc làm cho

Được thành lập từ tháng 1/1967 , với tên gọi là Trường Đào tạo Bồi dưỡng nghiệp vụ May Mặc, (Trực thuộc Bộ Nội Thương), sau 6 lần đổi tên đến tháng 9/2005, Nhà trường được nâng cấp lên hệ Cao đẳng và mang tên Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May Thời trang Hà Nội (Trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam từ tháng 9/1996). Đến tháng 6/2015, Nhà trường chính thức được nâng cấp thành Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (HICT) và chính thức hoạt động theo mô hình tự chủ.

Chiều ngày 06/1/2017, HICT đã tổ chức buổi họp báo nhân Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường(19/1/1967 – 19/1/2017) và 2 năm hoạt động theo mô hình đại học tự chủ

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển HICT đã trở thành địa chỉ đào tạo hàng đầu các ngành nghề chất lượng cao thuộc lĩnh vực Dệt May tại Việt Nam, đặc biệt sau gần hai năm HICT nâng cấp lên Đại học, hoạt động theo mô hình tự chủ, Nhà trường đã áp dụng thành công phương thức giáo dục đào tạo hiện đại, gắn người học với thực tiễn sản xuất, đào tạo theo mô hình nhà trường bên cạnh doanh nghiệp. Cụ thể Nhà trường đã dành riêng một xưởng thực nghiệm sản xuất với khoảng 600 lao động, tương đương với một doanh nghiệp loại vừa. Trong tổng số 182 phòng học được xây dựng trên mặt bằng diện tích hơn 42 .000 m2thì đã có 110 phòng học dành cho sinh viên học thí nghiệm thực hành với thời lượng chiếm 50 – 70% trong tổng số giờ lên lớp. Đội ngũ giảng viên của Trường vừa có trình độ sau đại học lại vừa có kinh nghiệm công tác tại doanh nghiệp từ 2 – 5 năm. Hàng năm, trường cử 10% giảng viên đi thực tế tại doanh nghiệp với thời gian từ 6 tháng – 1 năm ở dạng hưởng lương tại doanh nghiệp.

Toàn trường có khoảng 3.000 thiết bị hiện đại phục vụ cho tất cả các chuyên ngành đào tạo bao gồm: Trình độ đại học có các ngành, Công nghệ may, Công nghệ Sơi - Dệt, Quản lý công nghiệp. Dự kiến năm 2017 trường tuyển sinh 02 ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Thiết kế thời trang. Trình độ Cao đẳng, cao đẳng nghề gồm các ngành: Công nghệ may - May thời trang; Thiết kế thời trang; Công nghệ kỹ thuật cơ khí/ Sửa chữa thiết bị may; Công nghệ kỹ thuật điện-điện tử/ Điện công nghiệp; Công nghệ Sợi-dệt.Trình độ Trung cấp gồm các ngành: Công nghệ may và thời trang; Bảo trì và sửa chữa thiết bị may;

Tất cả các em sinh viên đều được tiếp cận với môi trường doanh nghiệp và được tham gia trực tiếp sản xuất sản phẩm theo thị trường từ năm thứ hai, được bố trí phòng tự học thực hành ngoài giờ lên lớp. Theo đó các em được hưởng mức lương từ 1 – 3 triệu đồng/sinh viên/tháng. Do đặc thù ngành nghề đào tạo có tới 90% học sinh sinh viên xuất thân từ các vùng nông thôn và miền núi nên để tạo điều kiện cho các em học tập, nhà trường hiện chỉ thu mức học phí 50% - 60% mức quy định của Chính phủ theo Nghị đinh 86/2015/NĐ – CP ngày 2/10/2016 áp dụng với các Trường tự chủ theo từng giai đoạn.

TS. Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng trường Đại học HICT phát biểu tại cuộc họp báo

Tại buổi Họp báo nhân kỷ niệm 50 năm thành lập trường (19/1/1967 – 19/1/2017) và 2 năm hoạt động theo mô hình trường đại học tự chủ theo hướng ứng dụng diễn ra vào chiều ngày 6/1, TS. Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trường Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội cho biết, HICT hiện đang là một trong những trường Đai học đào tạo nghề dẫn đầu giải quyết được việc làm cho sinh viên ngay sau khi ra trường, đạt hơn 90 % học sinh sinh viên xin được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Nhà trường dành riêng một Trung tâm sản xuất dịch vụ để phục vụ cho công tác đào tào. Trung tâm có khoảng 600 công nhân chuyên ngành may mặc phục vụ hàng xuất khẩu và thiết kế sản phẩm bán tại thị trường nội địa, đơn vị có kết nối với 20 quốc gia trong khu vực và trên thê giới như: Mỹ, EU, Nhật bản, Hàn Quốc. Đây là thế mạnh nổi trội trong công tác đào tạo của Trường giúp HSSV thực tập về kỹ thuật và quản trị kỹ thuật, quản lý doanh nghiệp, ứng dụng mô hình công nghệ mới như Lean, phương thức sản xuất ODM gắn liền với nhu cầu thực tiễn của doanh. Trong năm học 2015 – 2016, Trường đã ký hợp đồng với 11 doanh nghiệp, tập đoàn để tổ chức đào tạo cho 2010 học viên. Các đề tài nghiên cứu khoa học của Trường do được tự chủ hoàn toàn về định hướng nghiên cứu. Do đó đơn vị chuyển giao thành công công nghệ Lean một số doanh nghiệp dệt may với cam kết tăng năng suất ít nhất 20%, cụ thể là Công ty Cổ phần may Nam Định và tới đây là Tổng Công ty Tiên Sơn. Đặc biệt hơn HICT đã chuyển giao nguồn nhân lưc trọn gói cho một nhà máy sản xuất Veston cao cấp tại Vinatex từ vị trí giám đốc, các trưởng phòng đến trực tiếp sản xuất.

Trong khi các trường đào tạo nghề đang gặp khó trong vấn đề tuyển sinh, nhưng đối với HICT chỉ trong một ngày của mùa tuyển sinh hàng năm, đơn vị đã tuyển đủ được chỉ tiêu

Quy mô đào tạo của HICT hiện nay dao động từ 6000 - 8000 học sinh sinh viên chính quy và đào tạo khoảng 2000 học viên hàng năm theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Tổng số đội ngũ giảng viên của Trường có 356 người trong đó Giảng viên cơ hữu chiếm gần 78% khoảng 276 người trong đó có 7 tiến sĩ; 139 thạc sĩ và 130 đại học. Giai đoạn 2015 – 2016, thực hiện công tác đào tạo tự chủ, Trường đã quản lý và phát triển 14 chương trình đào tạo chính quy và 44 chương trình đào tạo bồi dưỡng nhân lực cho các doanh nghiệp dệt may bao gồm các vị trí giám đốc, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý chất lượng, merchandiser, tổ chức, chuyền trưởng sản xuất. Tất cả các chương trình đào tạo nêu trên được thiết kế, phát triển và tổ chức thực hiện theo hướng ứng dụng gắn chặt với doanh nghiệp, nhấn mạnh vào thực hành kỹ năng tư duy tổng hợp, giải quyết các vấn đề thực tiễn trong sản xuất kinh doanh và kỹ năng thao tác kỹ thuật.

Những kết quả hoạt động nổi bật trên của Nhà trường trong công tác giáo dục đào tạo thực hiện theo mô hình tự chủ từ 2015 – 2016, HICT là một điển hình thành công cần được nhân rộng trong các trường đào tạo nghề tại Việt Nam. Tuy nhiên với bề dày kinh nghiệm 50 là đơn vị đào tạo nghề, 2 năm hoạt động ở cơ chế tự chủ hệ Đại học, TS Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu Trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã nêu lên một số kiến nghị như sau:

Đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và ban hành văn bản về tiêu chí phân tầng giáo dục đại học theo ba định hướng nghiên cứu, ứng dụng và thực hành để các cơ sở giáo dục đại học cơ sở pháp lý xây dựng chiến lược phát triển trường cũng như chuẩn bị các điều kiện kiểm định trường theo đúng quy định. Cần có khung pháp lý quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với quá trình đào tạo, vì muốn quá trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, hơn nữa lại nâng cao khả năng tự chủ của các Trường thì những đóng góp của doanh nghiệp cho Trường trong khâu xác định nhu cầu đào tạo, tổ chức thực tập, trả chi phí đào tạo khi nhận sinh viên tốt nghiệp… cần được văn bản hóa về pháp lý. Bên cạnh đó cũng kiến nghị Chính phủ có những ưu đãi cho những doanh nghiệp tích cực phối hợp với các trường trong quá trình đào tạo, ví dụ có thể có ưu đãi về thuế…

BộGiáo dục và Đào tạo, và các cơ quan hữu quan Nhà nước nghiên cứu để các Trường đại học công lập, khi chuyển sang hình thức tự chủ nên tạo điều kiện chính sách ưu tiên hợp lý về thuế đất để đơn vị hoạt động. BộGiáo dục và Đào tạocùng các cơ quan hữu quan Nhà nước nghiên cứu để hướng dẫn cụ thể cho các trường Đại học công lập hoạt động theo mô hình tự chủ không có cơ quan chủ quản trong vấn đề quyết định bổ nhiệm nhân sự và phạm vi, quyền hạn tự chủ trong các quyết định đầu tư. Do đặc thù các ngành kỹ thuật là ngành cần chi phí đào tạo lớn, nguồn thu không đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo nhưng lại vô cùng cần thiết để đảm bảo cơ cấu nhân lực nhằm đưa đất nước sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại sau năm 2020. Vì vậy kiến nghị Chính phủ nhanh chóng đưa ra lộ trình đặt hàng sự nghiệp công cho các ngành đào tạo cụ thể, nhất là khối kỹ thuật, tránh tình trạng như hiện nay, các trường tư thục hoặc ngay cả các trường đại học quốc tế có thông báo tuyển sinh năm 2016 cũng không định hướng đào tạo kỹ thuật do sức ép về chi phí và lợi nhuận.

Nhà trường có khoảng 20.000 đầu sách và 3.000 trang thiết bị hiện đại, và 110 phòng học thí nghiệm/182 tổng số phòng học được bố trí từ tầng 2 - 11 trong khuôn viên rộng 6ha để phục vụ hiệu quả công tác đào tạo cho người học

Theo định hướng kế hoạch hoạt động của HICT giao đoạn 2017 – 2018, Trường tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo theo hướng ứng dụng cao, tự chủ về tài chính, về học thuật và về tổ chức bộ máy và nhân sự . Tiếp tục phát triển các chương trình, học liệu đào tạo theo hướng ứng dụng, gắn chặt với doanh nghiệp dệt may, tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phương thức sản xuất ODM, FOB (Free On Board) và nguồn nhân lực giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt may; kết hợp với tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao theo hướng này.

Đồng thời trường sẽ mở rộng dịch vụ tư vấn ứng dụng công nghệ sản xuất tinh gọn Lean, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và tiết kiệm chi phí mặt bằng, chi phí vốn. Phấn đấu mỗi năm chuyển giao cho từ 10 – 15 doanh nghiệp, nâng tỷ lệ cơ cấu nguồn thu từ chuyển giao công nghệ lên 7-10% vào năm 2020. Phát triển mạnh khu vực sản xuất theo định hướng đẩy mạnh phương thức sản xuất ODM, FOB. Đẩy mạnh việc gắn sản xuất với học tập, nhận các sản phẩm từ thị trường nhằm tạo nguồn thu. Duy trì tỷ trọng cơ cấu nguồn từ sản xuất đóng góp cho đào tạo ở mức 20%-25%.