Truyền tải điện TP. Hồ Chí Minh: Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ GIS

Hệ thống đường dây, trạm biến áp nằm trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh và Long an do Truyền tải điện Thành phố Hồ Chí Minh quản lý và vận hành không những có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lư
Xác định được vai trò nhiệm vụ của mình, mặc dù mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn, Truyền tải điện TPHCM đã nỗ lực đẩy mạnh nhiều nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, sáng kiến cải tiễn kỹ thuật vào trong vận hành và quản lý, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Truyền tải điện TP. Hồ Chí Minh hiện đang quản lý, vận hành 52 đường dây với tổng chiều dài 767,862km (bao gồm 11 đường dây 500kV, 42 đường dây 220kV trên địa bàn TP.HCM và Long An) và 3 trạm biến áp 500kV, 8 trạm biến áp 220 kV, tổng công suất khả dụng là 11.449MVA. Lưới điện truyền tải TP. Hồ Chí Minh không chỉ cung cấp điện cho TP Hồ Chí Minh mà còn có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống lưới điện quốc gia, các tỉnh, thành phố phía Nam. Qua đường dây 500kV Bắc-Nam truyền tải qua lại một lượng công suất lớn từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam vào mùa mưa nhằm khai thác hiệu quả kinh tế thủy điện và truyền tải ngược lại một phần công suất từ miền Nam ra miền Trung, miền Bắc vào mùa khô.

Do địa hình tương đối phức tạp, lưới điện đi qua nhiều khu dân cư, khu công nghiệp, các nông trường, trong khi việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra bất thường và việc thu thập, báo cáo số liệu, hình ảnh... đòi hỏi phải khẩn trương đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo lưới điện truyền tải vận hành an toàn, liên tục. Truyền tải điện TP. Hồ Chí Minh đã nỗ lực đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai hiệu quả nhiều giải pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa tối đa sự cố đường dây...

Thực hiện chủ đề năm 2017 “Đẩy mạnh khoa học công nghệ”, ngay từ đầu lãnh đạo truyền tải điện TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các tổ đội, tổ chức triển khai nhiều chương trình hành động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, được CBCNV tích cực hưởng ứng. Năm 2017, Truyền tải điện TP. Hồ Chí Minh đã có 13 sáng kiến được duyệt, ứng dụng vào quản lý và vận hành, mang lại giá trị hàng trăm triệu đồng. Đáng chú ý, được sự chỉ đạo của Công ty Truyền tải điện 4 giao cho Truyền tải điện TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS (quản lý lưới điện trên tọa độ địa lý) vào trong công tác quản lý vận hành lưới điện truyền tải, lập hồ sơ số hoá cơ sở dữ liệu quản lý kỹ thuật tại các trạm biến áp. Đến nay, Truyền tải điện TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện hoàn tất dự án dùng công nghệ IRIG-B để đồng bộ thời gian các rơ le bảo vệ tại trạm Phú Lâm, và đang tiếp tục triển khai cho trạm Tao Đàn.

Việc áp dụng công nghệ GIS trong quản lý vận hành lưới truyền tải sẽ rút ngắn thời gian giải quyết công việc, tăng năng suất lao động. Song song đó, áp dụng công nghệ GIS giúp việc thu thập và gửi số liệu, hình ảnh thiết bị từ hiện trường đến cán bộ quản lý nhanh nhất, cơ sở dữ liệu sẽ tự động cập nhật liên tục, đầy đủ, tập trung vào hệ thống và thống nhất trong toàn đơn vị. Ngoài ra việc áp dụng công nghệ GIS giúp cán bộ quản lý và nhân viên vận hành có thể giao tiếp trực tiếp với nhau, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác chỉ đạo và xử lý; cũng như cán bộ lãnh đạo có thể theo dõi tình hình giao việc và thực hiện công tác của nhân viên cấp dưới. Dự kiến, sau khi Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia xem xét, quyết định, Truyền tải điện TP. Hồ Chí Minh sẽ nhanh chóng triển khai áp dụng chính thức công nghệ này vào quản lý và vận hành.

Năm 2017, Truyền tải điện TP.HCM đã hoàn thành xuất sắc nhiều chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Điện năng truyền tải đạt 33 tỷ 874 triệu kWh, đạt 148,6% so với kế hoạch được giao, tổn thất điện năng 0,45%, vượt chỉ tiêu được giao là 0,46%, năng suất lao động đạt 106,858 triệu kWh/người, vượt 44,38% so với chỉ tiêu được giao là 74,01 triệu kWh/người.

Thùy Trang