Ý kiến đoàn viên: Nên có “Ngày pháp luật công đoàn”

Một số cán bộ công đoàn (CĐ) ở Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Phú Thọ và LĐLĐ huyện Yên Phong (Bắc Ninh), khi nói về tình trạng vi phạm pháp luật CĐ còn diễn ra khá phổ biến đã mạnh dạn đề xuất, nên c
Điều này hoàn toàn có cơ sở để thực hiện. Từ năm 2013, Nhà nước đã quyết định lấy ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam. Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tới các tầng lớp nhân dân. Đối với tổ chức CĐ, quy định tại Điều 10 của Hiến pháp, Luật CĐ, Luật LĐ, các văn bản chỉ đạo dưới luật của Tổng LĐLĐ VN... cần được phổ biến rộng rãi, đặc biệt là trong hệ thống CĐ, tới CNVCLĐ cả nước và cả đối tượng là chủ DN. Có nhiều quy định đối với DN về bắt buộc phải thành lập CĐCS, đóng góp kinh phí CĐ, các chế độ, chính sách đối với NLĐ... chưa được nhiều đơn vị, DN thực hiện. Một phần của sự tồn tại này chính là hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Tại các tỉnh Phú Thọ, Bắc Ninh cũng như hầu hết các địa phương khác trong cả nước, có hàng vạn DN đang trây ỳ, không chịu triển khai việc thành lập CĐCS, không thu nộp kinh phí CĐ, trốn đóng BHXH cho NLĐ... Đó chính là những hành vi vi phạm pháp luật.
Bên cạnh việc đề xuất đưa ra những chế tài xử phạt nghiêm minh hơn, ông Lê Trọng Sang - Trưởng ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐ VN - cho rằng, các cấp CĐ cần tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật nói chung, pháp luật CĐ nói riêng để mọi CNVCLĐ, đối tượng là người sử dụng LĐ nắm vững để góp phần giảm thiểu tình trạng vi phạm. Vì thế, nếu áp dụng và ban hành "Ngày pháp luật CĐ" chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào việc tăng cường công tác tuyên truyền tới những đối tượng đó.