Theo nhiệm vụ, Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì thực hiện các nội dung về: Các điều khoản ban đầu và các định nghĩa chung; thương mại dịch vụ xuyên biên giới; chính sách cạnh tranh; hợp tác và nâng cao năng lực; nâng cao sức cạnh tranh và thuận lợi hóa hoạt động kinh doanh; quy tắc xuất xứ và các thủ tục chứng nhận xuất xứ; phòng vệ thương mại; nhập cảnh tạm thời cho khách kinh doanh...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về nội dung các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật..

Nội dung quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại do Bộ Tài chính chủ trì. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng chủ trì các nội dung liên quan tới thuế, bảo hiểm và chứng khoán...

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan đầu mối cụ thể hóa các nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế tổ chức hoạt động của các cơ quan đầu mối được chỉ định; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những thay đổi trong quá trình triển khai thực hiện, bảo đảm tính liên tục của Hiệp định.

* Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam.

Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mê-hi-cô, Nhật Bản, Xinh-ga-po, Niu Di-lân, Ca-na-đa và Ốt-xtrây-lia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.