TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng; Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 305 sinh viên tại 7 trường đại học tư thục khác nhau trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.Phân tích dữ liệu được thực hiện thông qua phần mềm thống kê SPSS. Kiểm tra hồi quy và tương quan được áp dụng để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết sinh viên lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn  ngành học này là: cơ hội việc làm cao, sự sẵn có của nhiều doanh nghiệp liên quan đến ngành, sở thích của sinh viênxu hướng  thị trường .

Từ khóa: lựa chọn ngành nghề, sở thích sinh viên, xu hướng thị trường.

1. Đặt vấn đề

Trong giai đoạn toàn cầu hóa, ​​nhu cầu ngày càng tăng đối với các nhà quản lý, giám đốc điều hành và các chuyên gia được đào tạo đã tạo ra mối quan tâm mới đối với giáo dục quản trị kinh doanh để có thể đảm bảo một sự nghiệp bền vững. Các nghiên cứu ủng hộ sinh viên lựa chọn nghề nghiệp dựa trên điểm số chứ không phải dựa trên năng khiếu và sở thích cá nhân. Theo Main và Ost (2011), xã hội đã đánh dấu sự thay đổi từ xu hướng thông thường đối với nghề nghiệp trong giáo dục và quản lý nguồn nhân lực, v.v…

Xu hướng này cũng phát triển mạnh ở TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh một số lượng lớn các trường đại học tư thục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý đã được mở để đào tạo về ngảnh quản trị kinh doanh. Ở TP. Hồ Chí Minh có tổng cộng 14 trường đại học tư thục, điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các trường và ngành Giáo dục.

2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

2.1. Cơ sở lý thuyết

Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, vấn đề toàn cầu hóa và sự ra đời của một trật tự thương mại thế giới mới đã dẫn đến nhu cầu tăng lên đối với các nhà quản lý kinh doanh được đào tạo trên toàn thế giới. Tác động này cũng đã lan sang Việt Nam. Do đó, giáo dục về quản lý kinh doanh cũng có tầm quan trọng đặc biệt trên toàn cầu nhằm tạo ra các chuyên gia quản lý kinh doanh (Gomez-Samper, 2009; Starkey và Tiratsoo, 2007).

Giáo dục quản trị kinh doanh trên thế giới hiện đang trở nên đắt đỏ khiến các bậc cha mẹ thuộc tầng lớp trung lưu khó cho con cái họ học quản trị kinh doanh tại các cơ sở đào tạo có uy tín (Riasat và cộng sự, 2011). Giáo dục quản trị kinh doanh là một ngành kinh doanh lớn và sinh lợi cho nhiều trường đại học. Phân tích xu hướng của 3 năm trước và tính đến số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh được đào tạo bởi các trường kinh doanh hàng đầu trên thế giới cho thấy đây là một nguồn thu nhập chính cho hầu hết các chương trình giáo dục (Thomas, 1973).

Trong thập kỷ trước, mọi người thường theo học quản lý kinh doanh vì có sự đảm bảo về việc làm. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay,  tỷ lệ việc làm giảm, cơ hội việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp trở thành vấn đề được quan tâm nhiều hơn (Jamillee, 2011).

Từ những vấn đề trên, đã có sự gia tăng đáng kể sự xuất hiện của các trường đại học tư thục trong nước. Mặc dù nhiều trường đã xuất hiện nhiều lĩnh vực đào tạo kinh doanh hơn, nhiều chuyên ngành hơn nhưng xu hướng thị trường gần đây hoặc những tiến bộ trong nghiên cứu giáo dục quản lý đã nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét lại mục đích của các trường kinh doanh và vai trò của chúng trong phát triển kinh tế và xã hội (Gomez-Samper, 2009).

2.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Từ những tài liệu lược khảo nghiên cứu trước đây kết hợp với nghiên cứu định tính, tác giả đề xuất 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành quản trị kinh doanh ở các trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: xu hướng thị trường, sự sẵn có của nhiều doanh nghiệp, cơ hội việc làm và sở thích của sinh viên. (Hình 1)

Giả thuyết nghiên cứu được thể hiện như sau:

H1: Xu hướng thị trường có ảnh hưởng đến việc sinh viên lựa chọn ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học.

H2: Sự sẵn có của nhiều doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc sinh viên lựa chọn ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học.

H3: Cơ hội việc làm có ảnh hưởng đến việc sinh viên lựa chọn ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học.

H4: Sở thích có ảnh hưởng đến việc sinh viên lựa chọn ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu được thu thập từ 7 trường đại học tư thục khác nhau ở TP. Hồ Chí Minh. Bảng câu hỏi được thiết kế bao gồm các yếu tố như xu hướng thị trường, cơ hội việc làm và sự sẵn có của một số lượng lớn các doanh nghiệp và sở thích của sinh viên. Phương pháp thu thập dữ liệu là lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản và khảo sát 305 sinh viên ở 7 trường đại học tư thục tại TP. Hồ Chí Minh. Thời gian khảo sát là tháng 10/2020. Công cụ phân tích dữ liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0.

3. Kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích EFA cho thấy, có 17 biến quan sát trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh. Hệ số KMO = 0,868 > 0,5 chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích nhân tố. Do vậy, các thang đo đã phân tích là chấp nhận được. (Bảng 1)

Bảng 1. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho các thang đo ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh

Biến quan sát

MA TRẬN XOAY

Nhân tố

XHTT

BCCV

PL

DKLV

XHTT1

0,786

 

 

 

XHTT2

0,885

 

 

 

XHTT3

0,792

 

 

 

XHTT4

0,826

 

 

 

SSC1

 

0,902

 

 

SSC2

 

0,732

 

 

SSC3

 

0,881

 

 

SSC4

 

0,783

 

 

CHVL1

 

 

0,801

 

CHVL2

 

 

0,843

 

CHVL3

 

 

0,765

 

CHVL4

 

 

0,887

 

CHVL5

 

 

0,754

 

STSV1

 

 

 

0,682

STSV2

 

 

 

0,796

STSV3

 

 

 

0,785

STSV4

 

 

 

0,763

                                                                              (Nguồn: Kết quả xử lý)

Kết quả phân tích hồi qui bội cho thấy tất cả 4 nhân tố thuộc thang đo đều có ảnh hưởng cùng chiều đến sự chọn lựa ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh, với Sig < 0,05 ở tất cả các biến. giá trị hệ số tương quan là 0,875 > 0,5. Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra, giá trị hệ số R2 là 0.679 hay 67,9% cho biết mô hình hồi quy được xây dựng là phù hợp. Ta thấy Sig. F = 0,000 < 0,05 chứng tỏ các giả thuyết là phù hợp.

Từ những thông số thống kê trong mô hình hồi qui, phương trình hồi qui tuyến tính đa biến của các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành học quản trị kinh doanh ở trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh như sau:

Sự lựa chọn ngành học quản trị kinh doanh ở trường đại học = 0,175*XHTT + 0,235*SSC + 0,261*CHVL + 0,187*STSV.

Trong mô hình này cho thấy R2 lả 0, 679. Hệ số điều chỉnh là 0,652 có nghĩa là mô hình hồi qui tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu R2 > 0,5, như vậy mô hình nghiên cứu là phù hợp.

4. Kết luận

Kết quả cho thấy, 4 yếu tố XHTT, SSC, CHVL, STSV có ảnh hưởng cùng chiều đến sự lựa chọn ngành quản trị kinh doanh ở trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, nhân tố CHVL (cơ hội việc làm) là quan trọng nhất trong mô hình hồi quy có β = 0,261, tiếp theo là SSC (sự sẵn có của nhiều doanh nghiệp) (β = 0,235), STSV (sở thích sinh viên) (β = 0,187), XHTT (xu hướng thị trường) (β = 0,175). Như vậy, giả thuyết H1, H2, H3, H4 cho mô hình nghiên cứu lý thuyết chính thức được chấp nhận.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các trường đại học  cần đổi mới chương trình giáo dục ngành Quản trị kinh doanh trên cơ sở tham khảo và học hỏi kinh nghiệm từ các trường quốc tế và các trường ở trong nước, để thu hút hơn nữa sự lựa chọn của sinh viên ngành học này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Gomez-Samper, H. (2009). Business Schools in Latin America: Global Players at Last? In A. Davila, and M.M. Elvira, (Eds.) Best Human Resource Management Practices in Latin America. Oxford, UK: Routledge.
  2. Jamillee, N. (2011). Receiving business education. Karachi: Daily DAWN.
  3. Main, J. & Ost, B. (2011). The Impact of Letter Grades on Student Course Selection and Major Choice: Evidence from a Regression-Discontinuity Design. USA: Cornell Higher Education Research Institute.
  4. Riasat, M. & Zaman. (Dec 2011). Measuring the impact of educational expenditures on economic growth: evidence from Pakistan. Abbottabad: Department of Management Sciences, COMSATS Institute of Information Technology.
  5. Starkey, K., and Tiratsoo, N. (2007). The Business School and the Bottom Line. Cambridge, the UK: Cambridge University Press.
  6. Thomas G. (1973). Predicting Career Success of Graduate Business School Alumni, Academy of Management Journal, 16(1),129.

Factors affecting students’ decision to attend business administration majors of universities: Case study of universities in Ho Chi Minh City

Master. Vong Nguyet Luong

FPT University

ABSTRACT:

This study is to find out the factors affecting students’ decision to attend business administration majors of universities in Ho Chi Minh City. The quantitative research method was applied and the study’s primary data was collected from 305 students who are studying at seven different private universities in Ho Chi Minh City. The SPSS Statistics, correlation and regression analysis methods were emloyed to analyze data sets. The study’s results show that most surveyed students choose to attend business administration majors due to the high job opportunities, the availability of many industry-related businesses, the personal interests and the market trends.

Keywords: career choices, student interests, market trends.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 12, tháng 5 năm 2021]