Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy ngành Kế toán trên địa bàn Hà Nội

PGS.TS. PHẠM THỊ THU THỦY1 - TS. PHAN HƯƠNG THẢO 1 (1Trường Đại học Thương mại)

TÓM TẮT:

Trước bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 như hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến, với mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng, nhiều doanh nghiệp phải chuyển đổi mô hình kinh doanh hay cắt giảm nhân sự… khiến cho vấn đề việc làm và thu nhập của đối tượng sinh viên mới ra trường lại càng trở nên khó khăn. Bài viết nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán trên địa bàn Hà Nội để làm cơ sở cho những đề xuất kiến nghị hàm ý chính sách đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Từ khóa: thu nhập, sinh viên, tốt nghiệp, kế toán.

1. Đặt vấn đề

Thu nhập là một trong những yếu tố dùng để tính toán chỉ số phát triển con người (HDI) của một quốc gia. Trong một đất nước, thu nhập chính là một trong những thước đo phản ánh sự ổn định, phát triển của quốc gia đó. Khi so sánh sự phát triển giữa các nước trên thế giới, thu nhập được lựa chọn là một trong những chỉ tiêu để đánh giá sự chênh lệch giữa kinh tế - xã hội của các quốc gia. Thu nhập không chỉ ảnh hưởng đến mức sống của mỗi người lao động, mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế vĩ mô.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến năm 2020, cả nước có hơn 240 cơ sở đào tạo với hơn 1,9 triệu sinh viên. Điều này đã dẫn đến tính cạnh tranh cao trong cơ hội việc làm, đặc biệt là những việc làm có mức thu nhập cao. Tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp có xu hướng tăng, mặc dù Nhà nước đã có những biện pháp cụ thể, thiết thực để cải thiện tình trạng này. Chính vì thế, vấn đề thu nhập là yếu tố tiên quyết, là mối quan tâm hàng đầu đối với mọi đối tượng trong đó đặc biệt nhóm đối tượng là những sinh viên mới tốt nghiệp ở các trường đại học.

2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Để phục vụ cho việc xem xét đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập của sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy ngành Kế toán trong đại dịch Covid-19, tác giả đã chọn ra 2 lý thuyết cơ bản làm nền tảng có tác động lớn đến nghiên cứu đề tài bao gồm: Lý thuyết về sự phù hợp giữa cá yếu và môi trường (Person - Environment Fit Theory) và Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of planned behavior - TPB).

2.1. Lý thuyết về sự phù hợp giữa cá yếu và môi trường (Person- Environment Fit Theory)

Lý thuyết này khởi nguồn từ những năm 1980 với các nghiên cứu về sự căng thẳng xuất phát từ mối quan hệ cá yếu - môi trường (Caplan, 1983; Caplan, 1987; Caplan và Van Harrison, 1993). Theo lý thuyết này, sự căng thẳng không xuất phát từ cá yếu hoặc môi trường một cách riêng lẻ, mà do mức độ tương thích giữa cá yếu và môi trường. Theo Edwards và Van Harrison (1993), sự không phù hợp giữa cá yếu và môi trường dẫn đến những căng thẳng về tâm lý, sinh lý và hành vi, ví dụ như sự không hài lòng, chán nản, lo lắng, phiền muộn, hút thuốc,… Do đó, người lao động sẽ cảm thấy hài lòng hơn với công việc và có xu hướng gắn bó lâu dài tại môi trường tương thích.

Một khía cạnh cụ thể của P-E fit là sự phù hợp giữa cá yếu và tổ chức (Person Organization Fit - P-O fit). Kristof (1996) định nghĩa sự tương thích giữa cá yếu người lao động (NLĐ) với tổ chức là khi: (a) ít nhất một bên đáp ứng được thứ mà bên còn lại cần, hoặc (b) cả hai bên có cùng những điểm tương đồng, hoặc (c) cả hai trường hợp. P-O fit tập trung vào sự tương đồng giữa giá trị cá yếu, niềm tin, mục tiêu NLĐ và giá trị của tổ chức nơi họ làm việc (Velez và Moradi, 2012). Vận dụng lý thuyết này cho đề tài của tác giả cho thấy khi tìm được công việc với mức thu nhập đáp ứng nhu cầu và có sự phù hợp cao giữa trình độ đào tạo, kinh nghiệm làm việc với các yêu cầu của công việc/tổ chức mới, sự hài lòng đối với công việc sẽ tăng lên và NLĐ sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài hơn với công việc. Mặt khác, đối với cá yếu người tìm việc, họ có xu hướng bị thu hút và ứng tuyển vào những công ty/vị trí việc làm có cùng giá trị và điều kiện với họ, đáp ứng được các nguyện vọng cá yếu họ.

2.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (theory of planned behavior - TPB)

Lý thuyết này được phát triển bởi Ajzen (1991) cho thấy, ý định (intention) là yếu tố quyết định của hành vi (behavior), được xác định bởi 3 biến số (thái độ - attitude, tiêu chuẩn chủ quan - subjective norm và kiểm soát hành vi nhận thức - perceived behavior control). Trong đó ý định là mức độ mà một mức độ mà một cá yếu sẵn sàng cố gắng thực hiện một hành vi, hoặc nỗ lực mà người đó dự định phân bổ để thực hiện hành vi đó.

2.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu

Thứ nhất, khả năng của mỗi cá yếu là yếu tố ảnh hưởng đến đến thu nhập của sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy ngành Kế toán trong các trường đại học

Đặc điểm cá yếu của người học là yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực kế toán. Cụ thể, các cá yếu có trình độ giáo dục cao hơn thường kiếm được thu nhập cao hơn và trong đồ thị giữa thu nhập - giáo dục có độ dốc hơn. 

Theo Bandura (1997), “Tự tin vào năng lực của bản thân là nhận định của một cá yếu về đặc điểm tâm - sinh lý của mình đáp ứng yêu cầu của một công việc nhất định và đảm bảo cho công việc đó đạt kết quả”.

Thứ hai, gia đình là yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy ngành Kế toán trong các trường đại học

Theo nghiên cứu của Raychauduri (2010),: “Thu nhập sinh viên nhận được của gia đình, của cha và của mẹ ảnh hưởng rất nhiều từ sự thể hiện trong học tập của sinh viên”. Với lợi thế về mặt kiến thức xã hội, kinh nghiệm cuộc sống và đặc biệt hiểu rõ khả năng và tính cách con mình, cha mẹ chính là người có tác động mạnh nhất tới sự lựa chọn của con cái trong việc định hướng nghề nghiệp. 

Bên cạnh đó, Hijaz và Naqvi (2006) cũng đã quan sát thấy “Mối quan hệ tiêu cực giữa hiệu suất của sinh viên và thu nhập nhận từ gia đình”, cũng có một số ít trường hợp cha mẹ chạy theo bệnh “thành tích” và quá kỳ vọng hay “ảo tưởng” vào khả năng của con, khiến bản thân các em cảm thấy bị áp lực tinh thần, dẫn tới kết quả học tập sút giảm.

Thứ ba, nhà trường là yếu tố ảnh hưởng đến đến thu nhập của sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy ngành Kế toán trong các trường đại học.

Nghiên cứu của Barton và Coley (2009) đã nhận định: “Nguyên nhân chủ yếu của phần lớn thu nhập của sinh viên ngoài xã hội có mối liên quan đến sự giáo dục học nhận được ở trường”. Có thể thấy, nhà trường không chỉ là nơi đào tạo kiến thức chuyên ngành cho sinh viên mà còn là nơi có những giảng viên, phó giáo sư, tiến sĩ với nhiều năm kinh nghiệm, thâm niên… sẽ đưa ra những lời khuyên, định hướng thêm cho sinh viên, đặc biệt là những sinh viên tốt nghiệp.

Thứ tư, môi trường học tập và làm việc là yếu tố ảnh hưởng đến đến thu nhập của sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy ngành Kế toán trong các trường đại học.

Theo Duran (2004), “Người ta không thể phủ nhận môi trường làm việc và sự nỗ lực thúc đẩy khả năng là một vòng tròn khép kín”. Làm việc và học tập trong một môi trường làm việc tốt với những người giỏi sẽ giúp sinh viên cải thiện kỹ năng, kích thích khả năng sáng tạo công việc và học hỏi được nhiều kinh nghiệm.

Thứ  năm, xã hội là yếu tố ảnh hưởng đến đến thu nhập của sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy ngành Kế toán trong các trường đại học. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo áp lực lên những sinh viên vừa tốt nghiệp, kinh nghiệm cũng như chuyên môn chưa vững sẽ gặp khó khăn trong việc có thu nhập của bản thân.

Thứ sáu, chi phí là yếu tố ảnh hưởng đến đến thu nhập của sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy ngành Kế toán trong các trường đại học

Có thể hiểu đơn giản, ứng với mỗi mức thu nhập ta lại có một mức chi tiêu nhất định, thu nhập tăng lên thì chi tiêu có thể sẽ tăng hoặc có khuynh hướng tiết kiệm dựa theo tâm lý chung của mỗi người, có thu nhập thì mới có chi tiêu. Chi tiêu phụ thuộc lớn vào thu nhập, 2 yếu tố này không có sự tác động qua lại, mà đó là sự tác động 1 chiều.  

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả nhận thấy các nhóm yếu tố tác động hiệu quả đến thu nhập của sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy ngành Kế toán được đề cập nhiều trong các nghiên cứu đã công bố là: Đặc điểm cá yếu, môi trường học tập và làm việc, xã hội, gia đình, nhà trường và chi phí (Hình 1).

3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng gồm: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát… Hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng kết hợp trong bài báo là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

Từ kết quả kiểm định thang đo cho thấy: hệ số Cronbach’s Alpha lớn nhất là Yếu tố môi trường (MT) với Cronbach’s alpha = 0.817. Tiếp theo, Yếu tố chi phí (CP) có Cronbach’s alpha = 0.79; Yếu tố xã hội (XH) với Cronbach’s alpha = 0.751; Yếu tố gia đình (GD) có Cronbach’s alpha = 0.736. Tuy nhiên hệ số tương quan biến tổng yếu tố “Cá yếu” và “Xã hội” là nhỏ hơn 0.3 và không đảm bảo yêu cầu khi hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến cao hơn giá trị hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại. Vì thế các biến quan sát không phù hợp trong các thành phần “Cá yếu” (CN5) và “ Xã hội” (XH6) sẽ bị loại bỏ khỏi thang đo. Sau đó, việc kiểm định sẽ được tiến hành với các biến quan sát còn lại. Như vậy, đánh giá chung cho các thang đo, mức độ tin cậy của dữ liệu khảo sát dành cho các thang đo này đều đảm bảo được độ tin cậy. Kết quả khảo sát sẽ được sử dụng trong phân tích yếu tố EFA ở bước tiếp theo.

4.2. Kết quả phân tích yếu tố khám phá (EFA)

Để có thể phân tích yếu tố, cần thiết phải xem xét hệ số KMO, trong nghiên cứu, hệ số KMO = 0.767 > 0.5, điều này có nghĩa dữ liệu là phù hợp. Thêm vào đó, kiểm định Barlett có giá trị P-value có giá trị bằng 0. Như vậy, các biến có tương quan với nhau được tính trên phạm vi tổng thể. Hệ số phương sai trích của mô hình đạt 77,57% tức là yếu tố được rút sẽ giải thích được 77,57% > 50% sự biến thiên. Như vậy, phân tích yếu tố khám phá (EFA) thích hợp với các dữ liệu và cả 4 biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Gerbing &Andersen,1998) nên được sử dụng cho phân tích tiếp theo. (Bảng 1)

Kiểm định Bartlett’s test có mức ý nghĩa 0,000 < 0,05, do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Giá trị Eigenvalue = 1,262 > 1 đạt yêu cầu, 22 biến quan sát được nhóm lại thành 6 yếu tố. Phương sai trích được bằng 68,802%, cho biết 6 yếu tố giải thích được 68,802% biến thiên của dữ liệu nghiên cứu. 6 yếu tố được hình thành sau khi phân tích EFA lần cuối cùng đều có giá trị Cronbach’s Alpha > 0,6 nên 4 thang đo này đạt yêu cầu khi phân tích ở các bước tiếp theo.

4.3. Phân tích tương quan và hồi quy

4.3.1. Phân tích tương quan

Đối với giá trị Sig ở các cặp biến đều < 0.05 (ngoại trừ biến NT có Sig > 0.05) nên các biến đều có mối quan hệ tương quan tuyến tính với nhau. Vì vậy, dựa vào kết quả tương quan Pearson, tác giả nhận thấy các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc vì hệ số tương quan pearson của các biến phụ thuộc đối với biến độc lập đều > 0.4. Đối với tương quan của các biến phụ thuộc, các biến có sự tương quan với nhau nhưng không quá mạnh, nên có thể xem là nghiên cứu tạm thời, không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến phụ thuộc. Do đó, các biến quan sát đều phù hợp để nhóm nghiên cứu lựa chọn trong bước phân tích tiếp theo.

4.3.2. Phân tích hồi quy

Kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy, hệ số xác định R2 (R-Square) là 0.572 và R2 điều chỉnh là 0.554 tại mức ý nghĩa Sig (Sig Fchange) = 0.000 < 0.01 cho thấy mô hình hồi quy đang sử dụng là phù hợp. Tuy nhiên, giá trị kiểm định cho kết quả hệ số hồi quy với yếu tố “Nhà trường” < 0 với Sig = 0.852 lớn hơn nhiều so với 0.05 nên yếu tố này không có ý nghĩa giải thích cho thu nhập của sinh viên. Do đó, yếu tố này bị loại và giả thuyết: H5 (Nhà trường) bị bác bỏ khỏi mô hình.

Giá trị Sig của hệ số hồi quy của các yếu tố XH, MT, CP, CN và GD đều nhỏ hơn 0.05 cho thấy an toàn khi bác bỏ giả thuyết cho rằng hệ số hồi quy của các biến này bằng 0. Như vậy, hệ số hồi quy của các biến yếu tố XH, MT, CP, CN và GD là có ý nghĩa thống kê hồi quy được xây dựng lại thể hiện qua Bảng 4.

Kết quả hồi qui tuyến tính sau khi loại bỏ yếu tố “nhà trường” cho thấy hệ số xác định R2 (R Square) là 0.571, R2 điều chỉnh là 0.557, Sig=0.000<0.01cho thấy mô hình hồi quy sau khi loại bỏ yếu tố “nhà trường” là phù hợp. Giá trị hệ số R2 điều chỉnh là 0.557 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 55,7%. Nói cách khác, 55,7% khác biệt của mức độ hài lòng quan sát có thể được giải thích bởi sự khác biệt của 5 thành phần: xã hội, môi trường, chi phí, cá yếu và gia đình. Ta có: 0.5 ≤ R2 = 0.557 ≤ 0.8 nghĩa là tương quan chặt chẽ. Mô hình đánh giá mức độ ảnh hưởng đến thu nhập của sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy ngành Kế toán trên địa bàn Hà Nội trong thời kỳ đại dịch Covid-19 như sau:

TN = 0,723 + 0,226XH +0,154MT + 0,165CP + 0,185CN + 0.113GD

Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ ảnh hưởng từ cao nhất tới thấp nhất của các biến độc lập đến biến phụ thuộc TN như sau: (1) XH: 0.361; (2) CN: 0.271; (3) CP: 0.250; (4) MT: 0.225; (5) GD: 0.161.

Trong đó: TN: Thu nhập; XH: Ảnh hưởng của yếu tố xã hội; CN: Ảnh hưởng của yếu tố cá yếu; CP: Ảnh hưởng của yếu tố chi phí; MT: Ảnh hưởng của yếu tố môi trường; GD: Ảnh hưởng của yếu tố gia đình.

5. Kết luận

Qua kết quả phân tích, tác giả nhận thấy, xã hội là một yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập của sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy ngành Kế toán trên địa bàn Hà Nội. Kết quả hồi quy có β = 0.361, mức ý nghĩa =0.000 < 0.05. Nghĩa là, khi tăng yếu tố xã hội lên 1 đơn vị, thì thu nhập của sinh viên tăng thêm 0.361 đơn vị.

Sau yếu tố Xã hội, yếu tố thứ hai có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy ngành kế toán trên địa bàn Hà Nội. Kết quả hồi quy có β = 0.271, mức ý nghĩa < 0.05 và dấu dương của hệ số β có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Cá yếu” và “thu nhập” là mối quan hệ cùng chiều. Yếu tố “Chi phí” có β = 0.250, Yếu tố “Môi trường” có β = 0.225.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Daron Acemoglu & Joshua Angrist. (1999). How Large are the Social Returns to Education? Evidence from Compulsory Schooling Laws. US: National Bureau of economic research.
  2. Nguyễn Thị Kim Ánh (2017), Giải pháp tạo động lực cho NLĐ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP. Đà Nẵng dựa trên tháp nhu cầu của Maslow. Tạp chí Công Thương, truy cập tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/giai-phap-tao-dong-luc-cho-nguoi-lao-dong-tai-cac-doanh-nghiep-vua-va-nho-tren-dia-ban-thanh-pho-da-nang-dua-tren-thap-nhu-cau-cua-maslow-50590.htm
  3. J.Fernández-Durán. (2004). Circular Distributions Based on Nonnegative Trigonometric Sums. Biometrics, 60(2).
  4. Hair, Jr., Black, J.F., Babin, W.C., B.J. and Anderson, R.E. (2009). Multivariate Data Analysis 7th Edition. Upper Saddle River: Prentice Hall.
  5. Chử Thị Lân & Quyền Đình Hà (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng việc làm của người lao động trong các cơ sở sản xuất - kinh doanh phi chính thức ở Hà Nội, Tạp chí Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
  6. Kristof. (1996). Person-organization fit: An integrative review of its conceptualizations, measurement and implication. Personnel Psychology, 49(1).
  7. Raychaudhuri. (2010). Factors Affecting Students’ Academic Performance: A case study in Agartala Municipal Council Area. Journal of Sociology, Vol.7.
  8. Safia Farooqui & Asha Nagendra. (2014). The impact of Person Organization Fit on Job Satisfation and Performance of the Employees. Procedia Economics and Finance.
  9. Nguyễn Đình Thọ (2010), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động - Xã hội.

Factors affecting the income of full-time accounting graduates in Hanoi

Assoc.Prof.Ph.D Phan Thi Thu Thuy1

Ph.D Phan Huong Thao1

1Thuongmai University

Abstract:

As the COVID-19 pandemic has still developed complicatedly, the unemployment rate increases sharply to the 10-year highest rate. The COVID-19 pandemic has severely impacted many industries, amd has forced many businesses to change their operations and reduce the number of employees. It makes the unemployment and income problems worse for fresh graduates. This study explores the factors affecting the income of accounting graduates in Hanoi and this study is expected to serve as a basis for recommendations and policy implications for students after graduation.

Keywords: income, student, graduate, accounting.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 13, tháng 6 năm 2022]