Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Trung Quốc không nhiều

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang khi cả hai bên thực hiện chính sách áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu theo kiểu "ăn miếng, t

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), Trung Quốc hiện là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 5 cho Mỹ. Năm 2017, Mỹ đã nhập khẩu (NK) 23,5 nghìn tấn các sản phẩm cá ngừ từ Trung Quốc, trị giá 127 triệu USD, tăng 16% về khối lượng và 28% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, chủ yếu là các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp chiếm 94% tổng khối lượng NK cá ngừ của Mỹ. Còn lại là các sản phẩm cá ngừ tươi sống và đông lạnh.

Trong khi đó, Mỹ hiện đang là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 4 cho Trung Quốc. Năm 2017, Mỹ đã XK gần 9 nghìn tấn các sản phẩm cá ngừ sang Trung Quốc, trị giá gần 18 triệu USD. Cá ngừ tươi sống và đông lạnh là các sản phẩm chủ lực của Mỹ sang Trung Quốc, chiếm 99% tổng khối lượng NK cá ngừ của nước này.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Mỹ - Ảnh 1.Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Mỹ - Ảnh 2.

Hiện chính phủ Mỹ đã liệt kê hơn 6.000 mặt hàng bổ sung NK từ Trung Quốc mà họ có ý định đánh thuế vào đầu tháng 9. Trong số đó có cả các sản phẩm cá ngừ tươi và đông lạnh, đẩy các sản phẩm cá ngừ vào cuộc tranh chấp thương mại giữa 2 nước này. Cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng, cá ngừ albacore, cá ngừ mắt to và cá ngừ vây xanh tươi và đông lạnh đều nằm trong danh sách các sản phẩm có thể bị áp thuế 10%, nhưng danh sách này không bao gồm các sản phẩm thăn/philê cá ngừ và cá ngừ đóng hộp. Các loại cá ngừ khác cũng được đề cập đến trong kế hoạch này, bao gồm các sản phẩm dạng tươi và đông lạnh.

Nguyên nhân là do việc áp dụng thuế cho mặt hàng này sẽ tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp cá ngừ nước này. Và không có đề cập nào liên quan tới các loài cá thuộc họ cá ngừ như cá ngừ chấm (Euthynnus Affinis) và cá ngừ chù (Auxis Thazard). Các sản phẩm cá ngừ chế biến có thể sẽ được đưa vào danh sách này.

Mới đây, Trung Quốc cũng đã công bố những thay đổi sâu rộng về thuế NK. Theo đó, thuế hiện tại cho cá ngừ nguyên con đông lạnh (albacore, cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, và cá ngừ vây xanh) sẽ không thay đổitheo mức thuế MNF tạm thời, thuế suất cho cá ngừ tươi và ướp lạnh sẽ giảm từ 12% xuống 7%.

Như vậy nếu không có phản đối thì từ tháng 9 tới, thuế NK cá ngừ tươi và đông lạnh từ Trung Quốc vào Mỹ sẽ tăng cao. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các nước khác tăng cường XK dòng sản phẩm cá ngừ tươi sống và đông lạnh này sang Mỹ. Nhưng đối với các sản phẩm đóng hộp, thì thực tế cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không ảnh hưởng nhiều tới XK cá ngừ của Trung Quốc sang Mỹ.

Nguyên nhân là do Trung Quốc hiện là nhà cung cấp lớn nhất các sản phẩm cá thuộc họ cá ngừ đóng gói như cá ngừ chấm và cá ngừ chù, chiếm 70% tổng khối lượng NK của Mỹ. Các sản phẩm này được bán như cá ngừ thịt sáng cắt khúc, chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm. Thông thường cá ngừ thịt sáng (Chunk light) thường là cá ngừ vằn hoặc cá ngừ hay cá ngừ đuôi dài (cá ngừ bò). Các loài thuộc họ cá ngừ này thường có chất lượng thấp hơn và giá rẻ hơn, do đó tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh và hạ cấp thị trường Mỹ. Mà hiện sản phẩm này không nằm trong danh sách đánh thuế của Chính phủ Mỹ vào đầu tháng 9 này.

Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại của Mỹ với quốc gia châu Á này lại tạo ra sự lo ngại cho các quốc gia khác trong khu vực, các nước đang có thâm hụt thương mại thủy sản với Mỹ, ví dụ như Thái Lan. Chính vì vậy, các nước này sẽ e dè hơn trong việc đẩy mạnh XK cá ngừ sang Mỹ, nhất là các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp. Theo VASEP đây sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam đẩy mạnh XK các sản phẩm như thăn/philê cá ngừ đông lạnh của mình sang thị trường Mỹ.

Về phía Trung Quốc, do thị phần XK của Việt Nam sang thị trường này còn chiếm tỷ lệ nhỏ nên cơ hội cho DN cá ngừ Việt Nam từ cuộc chiến thương mại này với Việt Nam không nhiều.