Cần hiểu đúng về sản xuất “rau an toàn”

Rau xanh không thể thiếu được trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi người chúng ta. Không giống như cây lúa, cây rau được gieo trồng với nhiều chủng loại phong phú, có thời gian sinh trưởng ngắn nên đòi hỏi tưới nước bón phân cũng như phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhiều hơn.

Từ đó, nảy sinh ra nhiều vấn đề như: dư lượng thuốc BVTV (do phun thuốc không đảm bảo thời gian cách ly); Đạm (do bón dư thừa vượt quá nhu cầu của cây); các loại vi trùng và ký sinh trùng (do tưới nguồn nước bẩn bị ô nhiễm vi sinh).

Các vấn đề nêu trên tồn dư trong rau vượt quá mức qui định theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942-1995, có khả năng gây ngộ độc cho người tiêu dùng. Do vậy, việc sản xuất và cung cấp rau an toàn cho thị trường đảm bảo dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng Nitrat (NO3) kim loại nặng,... dưới mức cho phép là nhu cầu hết sức cần thiết.

Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả) có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại phải ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn", trong số đó dư lượng nitrat, kim loại nặng – tác nhân gây ung thư phải ở ngưỡng cho phép.

Rau an toàn, hay rau sạch, đang là xu hướng tại Việt Nam
Trồng rau an toàn, hay rau sạch, đang là xu hướng tại Việt Nam

Thực tiễn cho thấy, ngoài phân đạm, các loại cây rau màu còn cần lân, kali và đặc biệt cần canxi, manhê, silic và các chất vi lượng như kẽm, bo, môlíp đen… Các thực nghiệm bón phân cho các loại cây rau màu đều khẳng định: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (N.P.K) và các chất trung lượng canxi, ma nhê, silic và các chất vi lượng như kẽm, bo, môlíp đen thì cây tốt bền, cây khoẻ, ít sâu bệnh, cho năng suất cao và chất lượng tốt, an toàn cho người dùng.

Thực tế vài thập kỷ qua, ngành trồng trọt nước ta lạm dụng đầu tư phân hóa học quá mức, phân hữu cơ ít được dùng, thậm chí không có đã làm hạn chế năng suất cây trồng, sâu bệnh ngày càng tăng và phát sinh nhiều đối tượng sâu bệnh mới với sức phá hoại nguy hiểm hơn; nhưng nguy hại lâu dài hơn là làm đất bị thoái hóa, ô nhiễm nguồn nước và không khí…

Các nhà khoa học đã cảnh báo, sử dụng phân hóa học có 2 vấn đề lớn nảy sinh: Nếu được chế biến quá đậm đặc với 1 hoặc 2 chất dinh dưỡng chính như Urea, DAP, MAP…., các chất khác bị loại trừ hết, sau nhiều năm sử dụng sẽ nảy sinh hiện tượng mất cân đối, thiếu hụt nhiều chất trung vi lượng trong đất. Nếu sản xuất phân bón có hàm lượng dinh dưỡng thấp sẽ phải chứa nhiều thành phụ độc hại, sau nhiều năm sử dụng, thành phần phụ sẽ tích lũy trong đất, trong nhiều trường hợp sẽ gây ngộ độc cho cây hoặc làm biến đổi lý - hóa tính đất trồng trọt theo hướng bất lợi cho cây trồng.

Muốn phát triển nông nghiệp bền vững, ngành trồng trọt nước ta phải hạn chế sử dụng phân hóa học, tăng cường sử dụng sản phẩm phân bón hữu cơ, phân khoáng thiên nhiên thân thiện với môi trường làm ra sản phẩm nông nghiệp sạch và an toàn. Trên thị trường phân bón hiện nay, phân nung chảy Văn Điển không phải là phân hóa học, mà là phân khoáng thiên nhiên đáp ứng nhu cầu sản xuất rau an toàn.

Nông dân các vùng chuyên canh rau sạch thường sử dụng phân khoáng thiên nhiên
Nông dân các vùng chuyên canh rau sạch thường sử dụng phân bón hữu cơ, phân khoáng thiên nhiên

Tính ưu việt nhất của phân nung chảy Văn Điển

Phân lân Văn Điển được sản xuất bằng công nghệ nhiệt nung - phân giải quặng apatit và các loại khoáng như xà vân, sa thạch mang các chất trung vi lượng tự nhiên ở nhiệt độ cao 1.450 – 1.500oC rồi làm lạnh đột ngột, biến chất lân và khoáng từ dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu cho cây trồng.

Là phân bón đa dinh dưỡng, trong đó hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu như Lân, các dinh dưỡng trung lượng như Mg,Si, Ca, và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… chiếm trên 96%.

Là loại phân không tan trong nước nên không bị rửa trôi; mà tan hết trong dịch chua của rễ cây, nên khi bón vào đất sẽ cung cấp lân và các chất dinh dưỡng trung vi lượng cho cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ; thuộc loại phân “nhả chậm” không gây phú dưỡng cho đất và cây trồng;  nếu bón nhiều hơn nhu cầu của cây trồng, phân bón sẽ được lưu giữ  lại trong đất cho các vụ sau.

Chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan và phóng thích ra  các Ion A++ vừa có tác dụng khử chua vừa bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng,

Giàu chất kiềm và kiềm thổ nên phân bón này có tác dụng bồi dục đất và cải tạo lý hóa tính đất, tăng độ tơi xốp cho đất, không làm đất chai cứng như các loại phân hóa học khác.

Kết quả phân tích của các chuyên gia Nhật Bản, Hàn Quốc, phân nung chảy Văn Điển đạt hiệu suất sử dụng rất cao (trên 98%). Loại phân này không độc hại, là sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng tốt cho hầu hết các loại cây trồng như lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, các loại rau, các loại hoa, các loại cây cảnh, cây ăn quả, các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, bông, mía, chè, dâu tằm, các loại rau, màu ngắn ngày....

Trong quá trình sản xuất, không sử dụng hoá chất, không để chất thải gây ngộ độc môi trường; thành phần giàu dinh dưỡng trung - vi lượng giúp cây trồng sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận nên được mệnh danh là loại phân bón thân thiện môi trường. Theo đó phân bón văn Điển rất thích hợp cho canh tác nông sản sạch, nông sản hữu cơ tại các vùng chuyên sản xuất rau an toàn.

Phân nung chảy Văn Điển được kết hợp với các chất đạm, kaly và một số nguyên tố vi lượng khác để sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK thích hợp cho từng loại cây trồng trên từng chân đất, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoan sinh trưởng phát triển của cây trồng.

Mô hình bón phân Văn Điển cho khoai tây
Mô hình bón phân Văn Điển cho khoai tây

Đáp ứng yêu cầu trong canh tác nông sản sạch

Theo quan niệm mới, sản xuất nông nghiệp sạch, nông sản hữu cơ là không được dùng thái quá hóa chất tổng hợp như phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng, chất bảo quản, vật liệu biến đổi gen… mà là ưu tiên sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ, phân khoáng thiên nhiên…, là công nghệ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cân đối của cây trồng, vừa duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất, bảo vệ môi trường sinh thái, vừa không để lại dư lượng độc hại trong nông sản,  tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

Phân bón Văn Điển hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu sản xuất rau sạch, rau an toàn, rau hữu cơ…: cung cấp dinh dưỡng từng thời kỳ theo nhu cầu của cây. Rau và màu được bón phân đa yếu tố NPK - là phân nung chảy Văn Điểu phối hợp với đạm, kali theo những tỷ lệ thích hợp đối với từng loại cây; không những mang lại năng suất cao, chất lượng nông sản tốt, đảm bảo an toàn cho người sử dụng; mà còn làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, chịu rét và chống đổ, giảm thiểu dùng thuốc trừ sâu, bảo vệ môi trường sinh thái.

Hiện nay, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển sản xuất trên 64 loại phân ĐYT NPK chuyên dùng, trong đó có nhiều loại phân ĐYT NPK Văn Điển phù hợp với sản xuất rau màu theo công nghệ nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch.

Phân chuyên bón lót:

  • Phân đa yếu tố NPK 5.10.3.1 (N=5%, P2O5 = 10%, K2O = 3%, MgO = 8%, CaO = 16%, SiO2 = 15%, S = 1% và các chất vi lượng như Co, Mo, Zn, Cu... tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 58%).
  • Phân đa yếu tố NPK 10.10.5.1 (N = 10%, P2O5 = 10%, K2O = 5%, MgO = 8%, CaO = 16%, SiO2 = 15%, S = 1% và các chất vi lượng như Co, Mo, Zn, Cu... Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 65%).
  • Phân đa yếu tố NPK 10:7:3 (N = 10%, P2O5 = 7%, K2O = 3%, MgO = 8%, CaO = 16%, SiO2 = 15%, S = 6% và các chất vi lượng như Co, Mo, Zn, Cu... Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 65%.)

 Phân chuyên bón thúc:

  • Phân đa yếu tố NPK 22.5.11, tổng dinh dưỡng trên 62% gồm N = 22%, P2O5 = 5%. K2O = 11%, CaO = 9%, MgO = 5%, SiO2 = 8%, S – 2% và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn.
  • Phân ĐYT NPK 14:6:8+TE, tổng dinh dưỡng thiết yếu cho cây rau màu trên 42%

Phân ĐYT NPK Văn Điển ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P2O5, K2O), trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S), còn chứa các chất vi lượng Fe, Bo, Zn,... rất cần thiết cho cây trồng, đặc biệt các loại rau, màu… mà các loại phân bón thông thường không có.

Khuyến cáo sử dụng hiệu quả phân Văn Điển

Lượng bón phân Văn Điển cho rau, hoa màu theo công nghệ sản xuất nông sản sạch, nông sản hữu cơ: Liều lượng bón phụ thuộc vào nhu cầu từng loại cây, loại đất trồng, các cây rau, cây hoa màu, bón khoảng 500-700kg/ha phân ĐYT NPK chuyên bón lót và khoảng 400-600kg/ha phân ĐYT NPK chuyên bón thúc.

Cách bón tốt nhất là bón lót sâu phân chuyên bón lót cùng với phân hữu cơ ủ mục rồi vùi phân, sau đó mới trồng cây con hay tra hạt giống.

Các thời kỳ bón thúc dùng phân chuyên bón thúc hòa tưới hoặc bón quanh gốc, cách gốc 5-7cm rồi xới nhẹ kết hợp vun lấp phân. Số lượng phân và số lần bón tùy theo từng loại cây, trong từng mùa vụ.

Các chuyên gia cũng lưu ý, phân nung chảy không tan trong nước, nên không được bón nổi trên mặt đất khô mà phải dược vùi lấp phân để tăng hiệu lực phân bón.

Phân ĐYT NPK chuyên bón thúc cho rau có tỷ lệ đạm khá cao nên phải kết thúc bón sớm để khi thu hoạch không còn dư lượng Nitorat trong rau. 

Người nông dân cần lựa chọn đúng cách bón và thời kỳ bón để phân Văn Điển cho hiệu quả tốt nhất
Người nông dân cần lựa chọn đúng cách bón và thời kỳ bón để phân Văn Điển cho hiệu quả tốt nhất

Tất cả những cây trồng đã được bón đầy đủ phân lân Văn Điển hoặc phân đa yếu tố NPK Văn Điển thì không phải bón thêm phân trung lượng, vi lượng. Cây trồng được bón phân Văn Điển có sức sinh trưởng phát triển khoẻ, màu sắc lá xanh sáng bóng, bản lá dày, cây cứng cáp, chống chịu sâu bệnh tốt, chịu hạn, chịu úng tốt hơn, chất lượng rau được cải thiện rõ rệt, rau quả ăn ngon đậm hơn và rất an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt bón phân Văn Điển giúp đất đai ngày càng màu mỡ, giảm độ chua, tăng độ tơi xốp, cân bằng dinh dưỡng trong đất.

Sử dụng phân bón Văn Điển tại các vùng chuyên sản xuất rau an toàn, vừa hạn chế sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái, vừa cải tạo và bồi dục đất trồng trọt giúp cho sản xuất nông nghiệp bền vững, vừa tạo ra nông sản sạch, nông sản hữu cơ an toàn cho sức khỏe con người.