Thu hút nguồn vốn đầu tư gắn với phục hồi kinh tế

Đầu năm 2022, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, Điện Biên đã đạt được một số kết quả nổi bật trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 6.194,77 tỷ đồng, tăng 8,81%, là mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2021, xếp hạng 16/63 cả nước và đứng thứ 3/14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc. Các ngành, lĩnh vực sản xuất vượt qua đại dịch để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng trong trạng thái bình thường mới như công nghiệp tăng 14,87%, dịch vụ tăng 8,25% so với cùng kỳ năm trước.

Lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Điện Biên ký cam kết thwujc hiện các giải pháp cải thiện bền vững chris ố PCI
Lãnh đạo Tỉnh, các sở, ngành tỉnh Điện Biên ký cam kết thực hiện các giải pháp cải thiện bền vững chỉ số PCI

Công tác đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được quan tâm, chú trọng với tinh thần “đồng hành cùng doanh nghiệp, nói đi đôi với làm, trọng chữ tín”, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hoạt động thu hút xúc tiến đầu tư tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực.

Trong 6 tháng đầu năm 2022 có 65 doanh nghiệp thành lập mới, với tống số vốn đăng ký 1.000 tỷ đồng; có 45 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điếm kinh doanh đăng ký hoạt động. Toàn tỉnh hiện có 1.320 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 29.000 tỷ đồng và 560 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điếm kinh doanh của các doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại địa phương.

Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện rõ rệt, huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế tiếp tục tăng cao (trong năm 2021, đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư cho 17 dự án với tổng mức đầu tư đăng ký 6.276,649 tỷ đồng).

Đồng thời thu hút nhiều nhà đầu tư, tập đoàn lớn như Sun Group, Vingroup, Hải Phát, Flamingo Công ty CP đầu tư xây dựng hạ tầng & Giao thông (Intracom), Công ty Cổ phần Eurowwindow...đến khảo sát, đăng ký đầu tư trên địa bàn, nhiều dự án triển vọng, có khả năng tạo động lực cho phát triển đang được gấp rút nghiên cứu lập quy hoạch và triển khai thực hiện. 

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc với ngành nông nghiệp Điện Biên

Trong 6 tháng đầu năm 2022, đã quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 10 dự án về lĩnh vực thủy điện, thương mại - dịch vụ, nông - lâm nghiệp, khu dân cư với tổng số vốn đăng ký đầu tư 4.112,97 tỷ đồng, tăng 191% so với cùng kỳ năm trước (06 tháng đầu năm 2021 là 09 dự án với tổng vốn đăng ký là 1.412,729 tỷ đồng). Trong đó có 118 dự án hoàn thành đi vào hoạt động với tổng vốn đăng ký 10.559 tỷ đồng, 71 dự án đang thực hiện đầu tư với tổng số vốn giải ngân là 5.788 tỷ đồng/28.116 tỷ đồng (bằng 20,5% số vốn đăng ký).

Dự án công trình Hồ chứa nước Ẳng Cang có tổng mức đầu tư là 341 tỷ đồng

Các công trình, dự án trọng điểm được chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện; nhiều công trình, dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, đặc biệt là Dự án GPMB, hỗ trợ tái định cư theo quy hoạch, các điểm tái định cư thực hiện dự án Nâng cấp, cải tạo Cảng hàng không Điện Biên; Dự án đường 60m, Dự án Hạ tầng kỹ thuật khung, Dự án Hồ chứa nước Ảng Cang... được dư luận và nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo hiệu ứng lan toả sâu rộng, có ảnh hưởng tích cực đến môi trường đầu tư của tỉnh.

Ông Nguyễn Phi Sông, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong năm 2022, địa phương đưa ra nhiều giải pháp khuyến khích doanh nghiệp và nhà đầu tư, thu hút nguồn vốn đầu tư gắn với phục hồi kinh tế sau dịch bệnh, đảm bảo phát triển bền vững.

Thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

Trong thời gian tới, Sở tham mưu hoàn thành lập Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính, tập trung xây dựng, thực hiện có hiệu quả Chương trình Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án chuyển đổi số tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đồng hành với nhà đầu tư, doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án ngoài ngân sách, đặc biệt là các dự án phát triển đô thị, các dự án trồng cây Mắc ca, các dự án thủy điện,... Tiếp tục tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước khảo sát, nghiên cứu đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh, tiềm năng của tỉnh như: du lịch, dịch vụ, trồng rừng, dược liệu, thủy điện, điện gió, điện tích năng,...

Phối cảnh sân bay Điện Biên sau khi hoàn thành mở rộng

Tập trung công tác tham mưu đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm của tỉnh như: Đường giao thông kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm thuộc vùng kinh tế động lực dọc trục QL 279 và QL 12, tỉnh Điện Biên; Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Điện Biên; các dự án trong kế hoạch di chuyển trung tâm chính trị, hành chính tỉnh,...

Phối hợp đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên theo kế hoạch (dự kiến hoàn thành trong quý III năm 2023). Tập trung chỉ đạo triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư Dự án Cao tốc Sơn La - Điện Biên - Cửa khẩu Tây Trang, giai đoạn 1.