Điện lực Vạn Ninh góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Với sự đầu tư của ngành Điện và PC Khánh Hòa, Điện lực Vạn Ninh hiện đang quản lý vận hành kinh doanh điện năng trên địa bàn 13 xã, thị trấn của huyện với 185,8 km đường dây trung áp; 349,4 km đường d

Vạn Ninh là huyện đồng bằng ven biển phía Bắc tỉnh Khánh Hòa, phía Nam dãy Đèo Cả - Vọng Phu. Với diện tích tự nhiên 50.050 ha, chia làm 03 vùng rõ rệt: Ven biển hải đảo, vùng đồng bằng và vùng rừng, núi. Vùng ven biển và hải đảo có trên 20 đảo lớn, nhỏ cùng với vùng nội thủy rộng lớn (vịnh Vân Phong) có nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển kinh tế công nghiệp đa ngành và du lịch sinh thái, là một trong những vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh và cả nước. Huyện Vạn Ninh có 13 đơn vị hành chính trực thuộc (12 xã và thị trấn Vạn Giã), dân số toàn huyện xấp xỉ 129 ngàn người. Kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp.

Sản lượng điện thương phẩm năm 2012 đạt 74,79 triệu kWh, tăng 13,55 % so với năm 2011; Năm 2013 đạt 85,59 triệu kWh, tăng 14,44 % so với năm 2012. Tỉ lệ truyền tải và phân phối năm 2012: 8,42 %, giảm 0,29 % so với năm 2011; năm 2013: 7,73 % giảm 0,69 %. so với năm 2012.

Năm 2001, Tổng công ty Điện lực miền Trung đầu tư xây dựng dự án TBA 110 kV Vạn Giã và nhánh rẽ có công suất thiết kế: 110/22-15kV x 2 x 25.000 kVA, giá trị quyết toán 17,4 tỉ đồng. Đây là nguồn điện quan trọng cung ứng điện cho toàn huyện Vạn Ninh và các khu vực lân cận. Những khách hàng tiêu thụ điện lớn trên địa bàn như: Công ty CP Thuận Đức, Công ty CP Phú Tài (cưa xẻ đá granite), các điểm du lịch, dịch vụ, các hộ dân sử dụng điện sục khí nuôi tôm… Trong những năm qua, Điện lực Vạn Ninh đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng điện, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Cùng những thành tích xuất sắc khác về kinh doanh điện năng, dịch vụ khách hàng, cuối năm 2013 Điện lực Vạn Ninh vinh dự là một trong hai Điện lực đầu tiên thuộc PC Khánh Hòa được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Huyện Vạn Ninh có nguồn khoáng sản dồi dào với trữ lượng lớn như: Cao lanh Xuân Tự, cát trắng Đầm Môn, sa khoáng imenit Vĩnh Yên - Hòn Gốm, đá granite Tân Dân. Việc đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển mạnh. Thật ấn tượng khi chứng kiến cảnh người dân các xã thuộc huyện Vạn Ninh dùng điện để làm quay hệ thống sục khí, làm tăng đều lượng ô xy trong những ao nuôi tôm rộng lớn nhằm giảm dịch bệnh và nâng cao sản lượng tôm. Vạn Ninh còn là nơi tập trung nhiều nhà máy chế tạo đá granite chất lượng cao. Địa phương đang qui hoạch xây dựng để khai thác có hiệu quả tiềm năng khoáng sản, vật liệu xây dựng, các cơ sở đóng sửa tàu, thuyền… Tất cả đều rất cần điện để phát triển sản xuất, góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Dùng điện làm quay hệ thống sục khí, nâng cao chất lượng nuôi tôm ở Vạn Ninh, Khánh Hòa.

Vạn Ninh có ưu thế về thiên nhiên như có nhiều đảo gần bờ, có nhiều điểm du lịch, điểm kinh tế lý tưởng, đặc biệt là vịnh Vân Phong. Đây là một trong ba vịnh lớn của Việt Nam (Vũng Rô, Cam Ranh ) có độ sâu tự nhiên lý tưởng và không bị bồi lắng, kín gió, ít sóng, gần đường hàng hải quốc tế. Vịnh Vân Phong được qui hoạch thành cảng nước sâu để giao thương quốc tế, đặc biệt là trung chuyển dầu khí của Việt Nam, tạo ra khả năng lớn để khai thác kinh tế cảng biển, cảng chuyển tải quốc tế, dịch vụ thương mại và trong tương lai sẽ hình thành “Đặc khu kinh tế Vân Phong”. Khu vực Vân Phong - Đại Lãnh với hệ sinh thái tự nhiên, hoang dã thuộc loại quý hiếm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thành khu du lịch biển và du lịch sinh thái đẹp nhất ở nước ta và trong khu vực. Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản xác định ưu tiên phát triển khu vực vịnh Vân Phong thành khu du lịch biển lớn ở nước ta và có tầm cỡ quốc tế.

Tiềm năng của Vạn Ninh rất lớn đang được khơi nguồn và khai thác, trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành Điện.