Doanh nghiệp Dệt May gặp khó trong việc vận chuyển lưu thông hàng hóa

Trong phiên thảo luận trực tiếp phiên họp Quốc Hội khóa XV chiều 25/7/2021, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình Phan Đức Hiếu đã đánh giá cao nỗ lực của lực lượng DN Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vùa phát triển sản xuất, tuy nhiên ông cho rằng sự khác biệt áp dụng các biện pháp ở mỗi địa phương khác nhau dẫn đến việc ùn tắc lưu thông hàng hóa và con người gây khó dễ cho các DN.

Để tìm hiểu về những khó khăn của các DN dệt may hiện đang gặp phải trong việc thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch tốt, vừa đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh, phóng viên tạp chí Công Thương đã trực tiếp liên hệ với lãnh đạo Hiệp  hội Dệt May Việt Nam (Vitas) và được biết rất nhiều các doanh nghiệp gửi ý kiến đến Vitas vì vướng phải nút thắt lớn không thể tự xoay sở nếu thiếu sự vào cuộc từ Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc thống nhất thực hiện đồng bộ hóa các quy định phòng chống dịch trong việc vận chuyển, người, lưu thông hàng hóa hợp lý.

Gặp khó trong khâu vận chuyển không thể xoay sở

Bà Hoàng Ngọc Ánh, Tổng Thư ký Vitas cho hay, doanh nghiệp gặp khó trong việc xác nhận giấy xét nghiệm ở mỗi nơi mỗi khác, nơi thì cho qua, nơi không cho qua, chưa kể chi phí phát sinh khi test Covid-19 cho người lao động, các cơ sở có chức năng test nhanh thì thiếu, thông báo thực hiện Chỉ thị 16 chỉ ban hành trong vòng 24h đồng hồ... Những yếu tố này khiến doanh nghiệp không thể xoay sở.

Nhiều DN trong ngành đang gặp tình trạng, các nhãn hàng lớn trên thế giới có dấu hiệu rút khỏi các đơn hàng dệt may Việt Nam để chuyển sang các nước kiểm soát được dịch bệnh tốt hơn.

Công văn của Phó Thủ tướng gửi các bộ ngành địa phương
Tại công văn số 1015/TTg-CN ngày 25/7/2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương liên quan chủ động xử lý vấn đề phát sinh và kịp thời báo cáo Thủ tướng trong trường hợp vượt thẩm quyền

Trước tình hình trên, Vitas đã viết thư gửi trực tiếp tới nhiều nhãn hàng kêu gọi sự hỗ trợ cho các DN dệt may Việt Nam, thông cảm với việc trì hoãn giao hàng. Tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng dễ dàng đồng ý, bà Ánh nhấn mạnh.

Trong phiên thảo luận trực tiếp phiên họp Quốc Hội khóa XV chiều 25/7/2021, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình Phan Đức Hiếu cũng đã đánh giá cao nỗ lực của lực lượng DN Việt Nam trong việ thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vùa phát triển sản xuất, tuy nhiên ông cho rằng sự khác biệt áp dụng các biện pháp ở mỗi địa phương khác nhau dẫn đến việc ùn tắc lưu thông hàng hóa và con người và theo thông tin được biết hiện trên các tuyến đường quốc lộ vẫn đang diễn ra sự ùn tắc về mặt hàng hóa nên việc phối hợp với các địa phương giảm thiểu tối đa các biện pháp áp dụng phòng chống dịch khác biệt, không cần thiết, để có biện pháp thống nhất đồng bộ tăng cường việc lưu thông vận chuyển hàng hóa.

Ngành Dệt May thực hiện mục tiêu kép
Phương án thực hiện "3 tại chỗ" tại Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú,
chi nhánh tỉnh Long An

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tổng công ty May Bắc Giang cho biết ngày 24/7, công ty cần 8 xe container để chở hàng xuất và nhập khẩu đi về giữa Bắc Giang - Hải Phòng nhưng phía đối tác vận tải chỉ thu xếp được 5 xe do khó khăn về thủ tục khi qua các chốt kiểm dịch tại tỉnh Hải Dương.

Theo phản ánh của các DN thì được biết, tại tỉnh Hải Dương đưa ra quy định yêu cầu tất cả lái xe vận chuyển qua đây phải có xét nghiệm PCT và test nhanh kháng nguyên. Và điều bất cập là kết quả (KQ) này chỉ được áp dụng trong 24h. 

Theo đại diện Công ty Bình Minh, đối tác của May Bắc Giang, từ ngày 20/7, khi tỉnh Hải Dương thực hiện Công điện số 03/CĐ-UBND đã triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 và lập các chốt kiểm soát, việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn liên quan đến giấy xét nghiệm.

Còn theo phản ảnh của 1 số lái xe ở Hải phòng thì được biết họ đi lấy mẫu hôm nay, ngày mai mới trả KQ nhưng không hẹn lịch cụ thể trả buổi sáng hay buổi chiều . Như vậy, thời gian lấy mẫu, chờ trả KQ khoảng 1.5 đến 2 ngày. Nếu áp dụng tính từ thời gian lấy mẫu cho hiệu lực xét nghiệm PCR thì lái xe chỉ còn lại 1 đến 1.5 ngày để đi làm trong khi chi phí xét nghiệm PCR chi phí khá cao…

Như vậy có thể khẳng định hiện các DN nói chung và Doanh nghiệp Dệt May nói riêng đang vướng phải 3 nút thắt lớn nhất trong việc vận chuyển lưu thông hàng đó là quy định của Hải Phòng tại công văn khẩn số 4958/UBND-VX ngày 24/7, trong đó quy định đầu tiên là “cách ly y tế tập trung 14 ngày với người về/đi qua Hà Nội”, bất kể là đối tượng nào. Vì thế, toàn bộ hoạt động vận tải hàng hóa giữa Hà Nội - Hải Phòng bị đặt vào tình trạng hết sức căng thẳng bởi các lái xe tải hàng đều sẽ bị áp quy định này.

Ngành Dệt May khó khăn trong vận chuyển hàng hóa do quy định phòng dịch
Ngành Dệt May đang gặp khó bởi những nút thắt trong quy định vận chuyển hàng hóa ở mỗi địa phương áp dụng khác nhau

Trong khi, Hải Phòng là cửa ngõ xuất nhập khẩu (XNK) lớn nhất phía Bắc, cũng là nơi tập trung nhiều nhà máy sản xuất nên bao nhiêu hàng hóa từ cảng Hải Phòng hay các nhà máy của Hải Phòng sẽ cần đưa lên Hà Nội cho các khâu kế tiếp (rồi tài xế phải về lại Hải Phòng); hoặc hàng hóa từ các nhà máy địa bàn Hà Nội cũng phải chuyển tới cảng Hải Phòng để xuất đi các nước... Các tình huống đổi tài xế, sang tải, ...đều được DN đặt ra, nhưng không phải công ty nào cũng đủ điều kiện và số lượng tài để bố trí từng chặng; và nhiều loại hàng hóa cũng không thể sang tải ở các chốt chặn quanh Hải Phòng vì việc sang tải phải cần thiết bị nâng cẩu, hỗ trợ đặc thù chỉ ở cảng hay trong từng khu sản xuất mới có.

Trước tình thế khó này, Hải Phòng đã linh động tạo điều kiện “mở” một cửa cho DN đó là: Đối với trường hợp từ Hà Nội về mà có giấy XN âm tính với Covid, bằng phương pháp RT-PCR do “các cơ sở được phép XN khẳng định covid 19 tại Hà Nội” cấp thì Thành phố sẽ xem xét giải quyết theo từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, cánh cửa này quá hẹp và rất thiếu khả thi vì giấy XN dạng này đâu có dễ để thực hiện cũng như mất cả ngày tới 1.5 ngày may ra mới trả KQ.

Quay lại với quy định ở Hà Nội, nhiều DN đã vui mừng và ghi nhận sự tích cực của Hà Nội và Tổng cục Đường bộ với các hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn cho DN vận tải trong ngày hôm 26/7 đó là: Quy định rõ điều kiện ra- vào Thành phố, hướng dẫn các cung đường tránh. Tuy nhiên, nhóm xe hàng quá cảnh đang rối vì theo quy định, xe hàng quá cảnh phải đi theo lộ trình đã được định sẵn, có giấy tờ chứng nhận từ Hải quan trên từng chặng của lộ trình đó và hải quan gắn seal theo dõi việc này; không thể tự ý đổi cung đường nếu ko sẽ bị phạt rất nặng. Nhóm DN quá cảnh đã liên hệ với 2 đường dây nóng mà Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cung cấp. Tuy nhiên khi gọi đều gặp tình trạng máy bận hoặc ko nghe. Hoặc khi đăng kí “luồng xanh” theo hướng dẫn của Tổng cục đường bộ thì mạng quay vòng vòng chưa biết khi nào được.

Trước tình trạng trên, đại diện lãnh đạo Vitas và Hiệp hội Vận Tải đã phản ánh với đại diện Sở Công thương Hà Nộị và nhận được lời hứa sẽ phản ánh với UBND Thành phố ngay trong cuộc họp giao ban vào đầu tuần này. Tuy nhiên, Sở Công Thương Hà Nội cũng khuyến nghị DN là nên chủ động báo với Bộ Giao thông Vận tải và cả báo chí để hỗ trợ phản ánh bởi vấn đề này liên quan nhiều bên.

Cũng theo phản ánh của bà Trương Thị Tuyết Mai, Phó Chủ tịch Vitas, hiện DN vận tải hành khách lẫn vận tải hàng hóa khu vực 19 tỉnh phía Nam nơi đang áp dụng Chỉ thị 16 thì tại tỉnh Đồng Nai : Xe chở người ko được cấp mã QR; Xe chở hàng thì Thành phố Hồ Chí Minh dừng cấp mã QR (thông báo mới đây của Sở Giao Thông Vận tải Thành phố Hồ Chím Minh và HTX vận tải Phát An).

Tuy nhiên, bà Mai cũng cho biết thêm, các DN đã đã phản ánh là trên thực tế xe không có mã lại không được vào Thành phố Hồ Chí Minh (thông báo miệng của nhân viên các chốt chặn với lái xe, chưa rõ căn cứ văn bản nào). Nên hàng hoá để đi từ tỉnh vào cảng tại Thành phố Hồ Chí Minh lại đang tắc. Trường hợp DN cần chở chuyên gia ở tỉnh đi sân bay Tân Sơn Nhất để chuyên gia về nước (do DN dừng hoạt động) cũng bị kẹt, DN hiện ko biết ứng xử ra sao.

Cần giải pháp đồng bộ và bứt phá

Trao đổi về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hiện nay, ông Vũ Tiến Lộc Chủ nhiệm Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, thực trạng kinh tế đầu quý III đang xấu đi do tác động tiêu cực từ đợt dịch thứ 4 bùng phát tại nhiều tỉnh thành. Các biện pháp giãn cách xã hội tại địa phương để chống dịch, khiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn. Doanh nghiệp đang gặp khó, đặc biệt là các DN khu vực doanh nghiệp dịch vụ (trừ ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm). Thậm chí, họ không có khả năng vực dậy sau đại dịch nếu không có biện pháp bứt phá và hỗ trợ kịp thời.

Ngành Dệt May Việt Nam đang gồng mình vượt bão trong cơn đại dịch
Vitas kiến nghị: Nếu không có giải pháp đồng bộ hóa nhanh và kịp thời, ngành Dệt May có số lượng lớn lao động khó vực dậy sau đại dịch

Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình đã kiến nghị tại phiên thảo luận trực tiếp phiên họp Quốc Hội khóa XV chiều 25/7/202: Chính phủ cần tăng cường phối hợp, hợp tác giữa các địa phương trong việc phòng chống dịch, áp dụng nguyên tắc công nhận lẫn nhau và công khai thông tin về các biện pháp phòng chống dịch, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin bởi trong bối cảnh hiện tại tình hình dịch bệnh  và các biện pháp phòng chống dịch ở các địa phương rất khác nhau, trong một hoàn cảnh nào đó các biện pháp áp dụng là cần thiết nhưng nếu như sự khác biệt áp dụng các biện pháp ở mỗi địa phương khác nhau thì dẫn đến việc ùn tắc lưu thông hàng hóa và con người và theo thông tin được biết ngay tại đây trên các tuyến đường quốc lộ vẫn đang diễn ra sự ùn tắc về mặt hàng hóa nên việc phối hợp với các địa phương giảm thiểu tối đa các biện pháp áp dụng phòng chống dịch khác biệt không cần thiết để có biện pháp thống nhất đồng bộ tăng cường việc lưu thông vận chuyển hàng hóa, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các DN thực hiện tốt mục tiêu kép trước đại dịch.

Đại diện lãnh đạo Vitas cũng đưa ra kiến nghị, trong các ngày qua, các doanh nghiệp đồng loạt gửi ý kiến đến Vitas đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vừa đảm bảo phòng chống dịch tốt nhưng cũng cần có một cơ chế hoạt động đồng bộ trong việc ưu tiên vận chuyện lưu thông hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu, tránh ảnh hưởng hậu đại dịch lên một ngành đặc thù đang sử dụng đông lao động nhất hiện nay (hơn 3 triệu lao động).

Thu Hoài