Đốt than trộn: “bốn trong một” cho nhà máy nhiệt điện

Nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất điện năng. Vì vậy, giảm tiêu thụ than nhiên liệu, giảm lượng tro xỉ, giảm phát thải khí nhà kính đồng thời tăng hiệu suất của lò đốt mà khô

Hiện các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam đều chỉ sử dụng một loại than ổn định cho suốt cuộc đời vận hành của nhà máy và loại than này được chọn mặc định ngay từ khâu thiết kế là than antraxit - một loại than xấu rất khó cháy. Nếu đem trộn nó với than nhập khẩu cùng loại thì không có trở ngại gì về kỹ thuật nhưng việc trộn với than khác loại sẽ là vấn đề lớn vì các nhà máy nhiệt điện là một hệ thống thiết bị rất lớn về quy mô, phức tạp về vận hành và sử dụng rất nhiều lượng than tiêu thụ. Hơn nữa, chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này.

Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu của Hội Khoa học Kỹ thuật Nhiệt Việt Nam mà chủ nhiệm là PGS.TS Trương Duy Nghĩa - Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Nhiệt Việt Nam đã nghiên cứu cách trộn than antraxit của Việt Nam với than á bitum của Indonesia - loại than có chất bốc cao, dễ cháy. Cách làm này đem lại lợi ích “bốn trong một” gồm: giảm chi tiêu của than nội địa xấu (như giảm lượng tro), cải thiện quá trình cháy, tăng hiệu suất cháy và giảm lượng than tiêu thụ. Cụ thể, sử dụng quy trình công nghệ mới, các nhà máy nhiệt điện có thể tăng hiệu suất cháy than từ 2-5% mà không cần phải cải tạo gì lớn, ngoài việc trang bị thêm thiết bị trộn. Các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam có thể ứng dụng.

Nghiên cứu này đã được thí nghiệm thành công ở Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình.

Trong suốt quá trình đốt than trộn, lò hơi vận hành an toàn, ổn định. Việc điều chỉnh công suất tăng - giảm tải, điều chỉnh thiết bị đều thuận lợi, dễ dàng. Hỗn hợp than trộn bắt cháy sớm hơn than nội địa, buồng cháy ổn định. Đặc biệt, trong gần 1 năm qua, áp dụng công nghệ này đã giúp nhà máy tiết kiệm được khoảng 640 tấn than tương đương với khoảng 12 tỷ đồng. Đó là chưa tính đến lợi ích về môi trường do lượng tro xỉ thải ra ít khi hiệu suất cháy tăng lên.

Đại diện Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình - cho hay, tỷ lệ trộn 10 - 20% than ngoại nhập đã được ghi nhận là đem lại chế độ vận hành tốt nhất cho lò hơi của nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, hiệu suất đạt trung bình 84 - 85%. Còn nếu đốt hoàn toàn than nội địa, tỷ lệ này chỉ đạt 82%. Bên cạnh đó, hàm lượng NOx trong khói thải giảm 10 - 15% so với đốt hoàn toàn bằng than nội địa. Trong quá trình đốt than trộn không xảy ra hiện tượng đóng xỉ, chảy xỉ, sập xỉ. Hệ thống thải xỉ tự động của lò hơi vận hành ổn định. Hệ thống khử bụi tĩnh điện làm việc tốt hơn do đã giảm được nồng độ bụi đầu vào xuống dưới định mức.

Hiện tại các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam đang tiêu thụ trên 30 tấn than/năm. Do đó, nếu sử dụng công nghệ này, hàng năm có thể tiết kiệm được ít nhất 500.000 tấn than/năm, tương đương khoảng 850 tỷ đồng/năm. Ngoài các lợi ích về kinh tế trên, việc ứng dụng thành công công nghệ này trong các nhà máy nhiệt điện còn giúp ngành năng lượng xây dựng kế hoạch khai thác và nhập khẩu than trong thời gian tới góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế.