GapViet đưa hàng hóa Việt Nam tiếp cận trực tiếp thị trường quốc tế

GapViet là một nền tảng thương mai điện tử B2B giúp cho nhà bán tại Việt Nam gia tăng giá trị xuất khẩu, giúp nhà bán lẻ quốc tế tiếp cận hàng hóa phù hợp với người tiêu dùng cuối. Khởi động từ tháng 1 năm 2020, dự án GapViet góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu hơn.

Bắt đầu khởi nghiệp về lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) từ năm 2015, GapViet có cơ hội hợp tác với gã khổng lồ về thương mại điện tử như Alibaba. Đó chính là thời điểm GapViet nhận ra rằng, vấn đề lớn đối với nhà sản xuất tại Việt Nam  khi nền kinh tế mở cửa suốt hơn 3 thập kỷ nhưng giá trị nhận được còn quá thấp. Việt Nam tham gia sâu vào kênh bán hàng mới, chủ động tiếp cận trực tiếp với các nhà bán lẻ quốc tế, Việt Nam có thể đề xuất với họ những giá trị thương hiệu của mình.

Theo GapViet, tổng giá trị giao dịch TMĐT B2B toàn cầu được ước tính khoảng 12 nghìn tỷ đô la Mỹ, theo đó GapViet đem lại giá trị cho cả người mua và người bán, có thể giúp các nhà sản xuất Việt Nam có doanh thu ổn định hơn. Qua một năm hoạt động, GapViet nhận ra rằng, doanh nghiệp sản xuất Việt không chỉ đơn thuần cần một nền tảng thương mại điện tử giống như Alibaba hay Amazon, cái mà họ cần là nâng cao giá trị của sản phẩm để đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng quốc tế.

GapViet với ý nghĩa như là cầu nối giúp nhà sản xuất tại Việt Nam tiếp cận trực tiếp được thị trường quốc tế

Hiệp định thương mại tự do CPTPP đưa Việt Nam thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu, vấn đề chúng ta đang ở đâu trong chuỗi giá trị đó. Nói 1 cách ví von, chuỗi giá trị toàn cầu trong kinh tế cũng giống chuỗi thức ăn trong khu rừng vậy. Ở đó, các nước lớn là sư tử đứng đầu chuỗi thức ăn, chủ nhân của mọi thương hiệu lớn nhất thế giới, sở hữu những công nghệ dẫn dắt tương lai. Một số nước như con cáo luôn nhăm nhe vị trí đứng đầu của sư tử, với khả năng sản xuất và học hỏi vô địch.

GapViet nhận định, Việt Nam có thể so sánh với con ong trong khu rừng đó, luôn luôn là kẻ chăm chỉ nhất. GapViet với ý nghĩa như là cầu nối giúp nhà sản xuất tại Việt Nam tiếp cận trực tiếp được thị trường quốc tế, hiểu được khách hàng người tiêu dùng cuối họ đang cần gì để đề xuất đúng cho nhà bán lẻ.

Thời gian qua, GapViet đã đồng hành cùng Runway Acceleration Bootcamp của Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo, thuộc trường ĐH Ngoại Thương. GapViet đã được Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo (FIIS) của Trường Đại học Ngoại thương (FTU) tuyển chọn vào một Accelerator là RUNWAY với tổng giá trị nhận được là 10.000$.

Hàng tuần, Team GapViet được kết nối 1-1 với chuyên gia mà FIIS đề cử Mentor cho GapViet giải quyết các vấn đề về mô hình - sản phẩm - Marketing… Ngoài ra, GapViet còn nhận được 10.000$ từ Amazon web services một trong những đối tác mà Fiis kết nối cho GapViet.

Sau khoá huấn luyện này, team GapViet đã được trang bị những kiến thức quan trọng hướng đến mục tiêu tăng tốc kinh doanh, mở rộng thị trường quốc tế, hứa hẹn sự bùng nổ mới của GapViet. Đồng hành cùng với GapViet trên con đường vươn ra quốc tế, sẽ là đội ngũ cố vấn, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm và mạng lưới đối tác trên toàn cầu.

Cụ thể, đối với mặt hàng trái Xoài Việt Nam liên tục được đẩy mạnh ra thị trường quốc tế, bao gồm cả các thị trường khó tính. Sản lượng xuất khẩu nông sản Việt, đặc biệt là trái Xoài trong thời gian tới được GapViet dự đoán có nhiều tiềm năng do sự mở cửa trở lại của nhiều quốc gia sau dịch. Quá trình cùng doanh nghiệp Việt trái xoài vươn ra thị trường quốc tế, GapViet sẽ phân tích, đánh giá thị trường cho từng mặt hàng và các gói giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh.

Chia sẻ về cách kêu gọi vốn đầu tư trong quá trình hoạt động, GapViet tự hào là một Accelerator tổ chức tại Silicon valley do cognity labs khởi xướng. GapViet là 1 trong 8 đội được chọn tham gia trong hơn 100 đội thi từ nhiều quốc gia. Tại đây GapViet được kết nối với nhiều Mentor có tên tuổi tại nhiều quốc gia, tại Việt Nam có anh Lê Hồng Minh hiện đang là chủ tịch của VNG ( một công ty tỷ $ tại Việt Nam) tham gia Mentor. GapViet dành 2% cho team của cognity labs điều đó giúp GapViet đi nhanh hơn với những con người giỏi mà đôi khi có tiền chưa chắc đã mời được

Tuy nhiên,  để đưa được một dự án khởi nghiệp từ trên trang giấy ra đến thực tế cần trải qua rất nhiều quy trình. GapViet nhận thấy, khách hàng luôn có những vấn đề cần giải quyết và luôn phát sinh những nhu cầu mới chưa được đáp ứng.

Chia sẻ bài học thành công của mình, những kinh nghiệm cần thiết để trở thành khởi nghiệp thành công

Chúng ta cần tìm ra mong muốn của khách hàng và đo lường xem thị trường này có đủ rộng lớn không. Hoàn thiện sản phẩm trong quá trình khách hàng sử dụng chứ không phải trong quá trình tưởng tượng của bạn. Khi khách hàng chấp nhận thì đó là lúc chúng ta chứng minh cho nhà đầu tư thấy tiềm năng khi sản phẩm được mở rộng để cung cấp cho tổng thị trường mà bạn đã đo lường được. Như vậy, ít nhất bạn phải làm tốt 3 việc là am hiểu khách hàng - sản phẩm - khả năng Growth hacking đưa sản phẩm ra thị trường.

Chia sẻ bài học thành công của mình, những kinh nghiệm cần thiết để trở thành khởi nghiệp thành công, cách thức vượt qua khó khăn, cạnh tranh của các đối thủ, GapViet luôn tâm đắc câu nói của cựu Chủ tịch và là người sáng lập ra Tập Đoàn Daewoo - Hàn Quốc: “Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm” . Tuổi trẻ rất cần phải biết sống ước mơ, tuổi trẻ chính là ước mơ và lịch sử thuộc về những người biết ước mơ. Đó chính là chìa khóa đưa bạn đến với những trải nghiệm, những con đường thành công phía trước.

Bài viết được hỗ trợ thực hiện bởi Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2025 do UBND thành phố Hà Nội ban hành tại Quyết định số 4889/QĐ-UBND ngày 09/9/2019.

Chi tiết về các chính sách hỗ trợ trong Đề án tại đường link sau: https://hotrodoanhnghiep.hanoi.gov.vn/thu-vien/de-an-4889-ho-tro-doanh-nghiep-sang-tao-87dlrv51rg

Đông Sơn