Hiệu quả từ công tác đào tạo, truyền nghề TTCN cho lao động nông thôn ở Vĩnh Phúc

Trong những năm qua, bằng nguồn kinh phí hỗ trợ từ chính sách khuyến công của Nhà nước, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển (KC & TVPTCN) Vĩnh Phúc đã triển khai thực hiện rất nhiều nội dung, h

Cùng với nhiều nội dung chương trình khác, hoạt động đào tạo, truyền nghề; nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhu cầu học nghề và việc làm của bà con lao động ở nông thôn trong lúc nông nhàn, giáp hạt.

Hàng năm, căn cứ trên cơ sở kết quả rà soát thực tế ở địa phương để nắm bắt được nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức các lớp đào tạo, truyền nghề để tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng được nguồn lực lao động ngay tại địa phương. Trong giai đoạn từ 2006 - 2013, với tổng số kinh phí 6.216,5 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và địa phương, Trung tâm Khuyến công Vĩnh Phúc đã phối hợp với các đơn vị sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn tổ chức đào tạo nghề cho khoảng 8.107 lao động, đóng góp tích cực vào công tác đào tạo mới và đào tạo nâng cao tay nghề cho nguồn lao động nông thôn tại địa phương, đã phần nào giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giải quyết được vấn đề khó khăn cho bài toán nguồn nhân lực, giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động nông thôn không có điều kiện thoát ly khỏi gia đình, địa phương để đi làm.

Ngoài việc đào tạo mới tay nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động thì công tác đào tạo nghề còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc duy trì, phát huy và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, đa dạng hóa ngành nghề, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian qua, để thực hiện tốt công tác đào tạo, truyền nghề, Trung tâm đã tiến hành bàn bạc thống nhất với các cơ sở CNNT chủ yếu tập trung vào các sản phẩm dễ học, không đòi hỏi về trình độ văn hóa, nhiều người có thể tham gia học, là các sản phẩm thế mạnh của đơn vị và phù hợp với nhu cầu, trình độ của lao động nông thôn, một số nghề TTCN các lao động học nghề xong có thể truyền lại cho người khác qua đó nhân rộng số lượng người làm mà không tốn thêm chi phí dạy nghề.

Riêng 9 tháng đầu năm 2014, kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 500 triệu đồng để đào tạo nghề may công nghiệp cho 350 lao động trên địa bàn tỉnh, kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 700 triệu đồng để đào tạo, truyền nghề các nghề may công nghiệp, đan ghế nhựa, mộc, thêu ren, đính cườm, khâu tay cho 480 lao động trên địa bàn tỉnh.

Khó khăn trong công tác đào tạo, truyền nghề là thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường nước ngoài những năm vừa qua có nhiều biến động, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng của Hà Nội, Bắc Ninh, Hà nam. Nam Định… cũng gặp không ít khó khăn trong công tác tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Với tỉnh Vĩnh Phúc, vấn đề này càng khó khăn hơn bởi vì các làng nghề của Vĩnh Phúc còn ít, nhỏ lẻ, một số nghề mới do Trung tâm KC đã và đang đưa về địa bàn tỉnh càng khó khăn hơn, vì hầu hết các công ty, doanh nghiệp của tỉnh tham gia chương trình đào tạo, truyền nghề những năm qua đều là các đơn vị có quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu là làm thêu cho các doanh nghiệp của tỉnh bạn, chưa có đơn vị nào đủ lớn để trực tiếp thiết kế, chào hàng các mẫu mã sản phẩm cũng như tham gia xuất khẩu sản phẩm hoặc tự tiêu thụ sản phẩm trong nước.

Trong thời gian tới, để các hoạt động đào tạo, truyền nghề TTCN thì cần tập trung làm tốt một số việc như sau: Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với dạy nghề, truyền nghề cho lao động nông thôn đến người dân trên địa bàn; Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác dạy nghề, tạo điều kiện cho các học viên tham quan các mô hình sản xuất ngay trong quá trình học; Tăng cường công tác tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác khuyến công; Rà soát các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo các quy định về sử dụng kinh phí khuyến công; Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra để các đề án khuyến công được triển khai có hiệu quả; Tăng định mức hỗ trợ cho đào tạo, truyền nghề; Khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất ở vùng nông thôn; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên định hướng phát triển của địa phương và theo nhu cầu của người lao động. Bên cạnh đó, nội dung đào tạo, truyền nghề sẽ được chú trọng vào những ngành nghề phổ biến, gắn liền với nhu cầu của bà con nông dân, tạo điều kiện giúp bà con áp dụng kiến thức ngay vào thực hiện sản xuất.