Hoàn thiện công nghệ, thiết bị chế biến sâu cao lanh Lâm Đồng làm nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất gốm sứ và sơn

Nhằm nâng cao chất lượng, khả năng sử dụng và gia tăng giá trị cao lanh, qua đó có thể khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên cao lanh, đáp ứng yêu cầu của sản xuất công nghiệp và thị trường

Thông tin chung đề tài:

Tác giả: TS. Chu Văn Giáp 

Đơn vị: Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp

Nội dung chính của giải pháp/nghiên cứu

Công nghệ chế biến cao lanh vùng Lâm Đồng được nghiên cứu theo 2 nhóm công nghệ đó là: nhóm công nghệ chế biến theo phương pháp vật lý và công nghệ chế biến theo phương pháp hóa học để nâng cao chất lượng cao lanh đáp ứng cho sản xuất gốm sứ và sơn. Bao gồm các nội dung: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ tuyển tách bao gồm các công nghệ: tạo hồ nguyên liệu, tuyển tách sơ bộ, tách phân cấp cỡ hạt của cao lanh, công nghệ lắng, công nghệ tuyển từ; Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ xử lý hóa học nhằm nâng cao độ trắng của cao lanh; Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ tạo meta cao lanh dùng để sản xuất sơn: Công nghệ tạo viên tạo hạt, công nghệ nung tạo meta cao lanh, công nghệ nghiền meta cao lanh; Xây dựng được dây chuyền chế biến sâu cao lanh vùng Lâm Đồng với quy mô 150.000 tấn sản phẩm/ năm làm nguyên liệu sản xuất gốm sứ và sơn; Sản xuất thử nghiệm 3.500 tấn sản phẩm cao lanh đáp ứng yêu cầu chất lượng làm nguyên liệu để sản xuất gốm sứ và sơn và 1.000 m3 sản phẩm phụ trên dây chuyền chế biến quy mô 150.000 tấn sản phẩm/năm.

Mục tiêu giải pháp/nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng, khả năng sử dụng và gia tăng giá trị cao lanh, qua đó có thể khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên cao lanh, đáp ứng yêu cầu của sản xuất công nghiệp và thị trường.

Kết quả nghiên cứu/giải pháp

Sau ba năm thực hiện dự án Hoàn thiện công nghệ, thiết bị chế biến sâu cao lanh vùng Lâm Đồng làm nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất gốm sứ và sơn” đã hoàn thiện công nghệ chế biến sâu cao lanh gồm: công nghệ tuyển lọc, công nghệ xử lý hóa và công nghệ tạo meta cao lanh, sản phẩm của dự án đã đạt được như sau:

-  Quy trình công nghệ chế biến sâu cao lanh Lâm Đồng để thu được các loại sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất sơn, sứ dân dụng, sứ vệ sinh, gạch ốp lát bao gồm: 01 quy trình và các bản vẽ, thuyết minh với đầy đủ các thông số công nghệ chủ yếu đi kèm.

-  01 dây chuyền pilot chế biến cao lanh quy mô 50 kg/giờ gồm có hiệu suất thu hồi cao lanh lớn hơn 90% và bộ hồ sơ gồm: sơ đồ công nghệ, bảng tính toán cân bằng vật chất, các bản vẽ thiết kế các thiết bị của dây chuyền pilot và bản vẽ thiết kế bố trí dây chuyền đi kèm được đặt tại Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp.

-  01 dây chuyền chế biến lanh quy mô 150.000 tấn sản phẩm/năm hiệu suất thu hồi cao lanh lớn hơn 90% và bộ hồ sơ gồm: sơ đồ công nghệ, bảng tính toán cân bằng vật chất, các bản vẽ thiết kế các thiết bị của dây chuyền chế biến sâu cao lanh Lâm Đồng và bản vẽ thiết kế bố trí dây chuyền đi kèm được đặt tại công ty cổ phần Trung Thành - Bảo Lộc, Lâm Đồng.

-  01 giải pháp hữu ích về chế biến sâu cao lanh Lâm Đồng được cụ sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn hợp lệ;

-  01 bài báo khoa học được đăng triên tạp chí Công Thương;

-   Đào tạo 01 Thạc sĩ; có quyết định đề tài phù hợp với dự án;

-   3.500 tấn sản phẩm cao lanh đáp ứng yêu cầu chất lượng làm nguyên liệu để sản xuất gốm sứ và sơn và 1.000 m3 sản phẩm phụ trên dây chuyền chế biến quy mô 150.000 tấn sản phẩm/năm, bao gồm:

+ 300 tấn cao lanh đáp ứng yêu cầu chất lượng làm nguyên liệu để sản xuất sơn

+ 700 tấn cao lanh đáp ứng yêu cầu chất lượng làm nguyên liệu để sản xuất sứ dân dụng cao cấp;

+ 1.500 tấn cao lanh nguyên liệu sản xuất sứ vệ sinh phù hợp tiêu chuẩn TCVN 6301: 1997.

+ 1000 tấn cao lanh nguyên liệu để sản xuất gạch ốp và lát phù hợp tiêu chuẩn TCVN 6301:1997.