Công nghệ này được thiết kế với mục tiêu hiện thực hóa tầm nhìn giảm một nửa tử vong do giao thông liên quan đến các phương tiện giao thông trên toàn cầu vào năm 2030.

Bước đầu tiên sẽ liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) và đang được thiết kế để giám sát cả đường đi và người lái. Để tìm hiểu nguyên nhân cơ bản của các lỗi lái xe, Honda đã sử dụng công nghệ fMRI để nghiên cứu não bộ của người lái xe và phân tích các hành vi chấp nhận rủi ro.

Hệ thống não bộ của con người sẽ được Honda nghiên cứu theo thời gian thực
Hệ thống não bộ của con người sẽ được Honda nghiên cứu theo thời gian thực

Thông qua đó, Honda đã phát triển “Công nghệ hỗ trợ người lái thông minh” sử dụng các cảm biến và camera của hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến (ADAS) để giám sát đường đi và người lái. Sau đó, hệ thống này sẽ phát hiện các rủi ro khi lái xe và xác định hành vi lái xe tối ưu trên cơ sở thời gian thực. Từ đó sẽ cung cấp các hỗ trợ phù hợp với trạng thái nhận thức của từng người lái xe và các tình huống giao thông.

Nhà sản xuất ô tô cũng đang có kế hoạch phát triển công nghệ để tạo ra công nghệ ADAS thế hệ tiếp theo để giữ sự tập trung của người lái ở mức cao nhất và ngăn chặn sự lơ đãng. Hệ thống này sẽ điều khiển cả hệ thống thắt dây an toàn, âm thanh 3D để thông báo rủi ro cho người lái trong quá trình vận hành, đồng thời sử dụng kích thích rung ở ghế và phản hồi sinh học để giải quyết tình trạng người lái xe mệt mỏi và buồn ngủ.

Honda cho biết họ sẽ tập trung phát triển công nghệ nền tảng đằng sau các ứng dụng này trong nửa đầu những năm 20 và sau đó sẽ tung ra các ứng dụng thực tế vào nửa sau của thập kỉ này. Hãng xe Nhật hy vọng sử dụng những công nghệ này để giảm thiểu lỗi của con người khi lái xe, nguyên nhân gây ra 90% các vụ va chạm giao thông. 

Cách phản ứng của hệ thống an toàn của Honda khi khách hàng lái xe
Cách phản ứng của hệ thống an toàn của Honda khi khách hàng lái xe

Đồng thời, để hiểu rõ hơn về điều kiện đường xá, Honda cũng sẽ đầu tư vào V2X công nghệ kết nối xe với những người tham gia giao thông khác thông qua mạng liên lạc. Bằng cách sử dụng thông tin từ camera bên đường, camera trên xe của các phương tiện khác và điện thoại thông minh, dữ liệu có thể được tổng hợp để cung cấp cho người lái xe thông tin về môi trường giao thông của họ. Nhà sản xuất ô tô có kế hoạch sử dụng AI để mô phỏng hành vi của những người tham gia giao thông có nguy cơ va chạm cao và thực hiện hành động hỗ trợ người lái với thông tin giúp tránh rủi ro.

Honda dự đoán, công nghệ này sẽ không sẵn sàng để triển khai trong thế giới thực cho đến những năm 2030, nhưng hãng sẽ dành nửa đầu của thập kỷ này để phát triển và nửa sau để tăng tốc để có thể giúp sản phẩm này thực tế hoá.

Keiji Ohtsu, Chủ tịch kiêm Giám đốc đại diện của Honda R&D cho biết: “Với nỗ lực loại bỏ hoàn toàn rủi ro di chuyển cho tất cả mọi người cùng tham gia giao thông trên đường, Honda sẽ mang đến sự an toàn và yên tâm cho mỗi người sử dụng trên đường như một giá trị mới”. Để hiện thực hóa một xã hội không va chạm, nơi tất cả những người tham gia giao thông quan tâm lẫn nhau và khả năng tự do di chuyển trở nên khả thi, chúng tôi sẽ đẩy nhanh hơn nữa các sáng kiến ​​toàn ngành và công tư của mình ”.