Hợp tác Việt Nam - Cu Ba tiếp tục được đẩy mạnh

Cu Ba có diện tích 114.524 km2, nằm ở vùng biển Ca-ri-bê, giữa Bắc, Trung và Nam Mỹ, được nhà thám hiểm Tây Ban Nha Cristobal Colon phát hiện ra ngày 27/10/1492. Là quần đảo gồm hơn 1.600 đảo, trong đ

Từ khi Cách mạng Cu Ba thành công (năm 1959) đến những năm đầu thập niên 70, Cu Ba cố gắng thoát khỏi thế độc canh mía đường, đa dạng hoá sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Năm 1972, Cu Ba tham gia khối SEV, được Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu hỗ trợ và đạt những thành tựu nổi bật trong xây dựng kinh tế. Các ngành kinh tế chính của Cu Ba là: công nghiệp đường mía, khai thác và chế biến ni-ken, du lịch, công nghiệp nhẹ sản xuất xì gà, rượu rum, hoá mỹ phẩm... Từ cuối thập kỷ 80 và nhất là đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Cu Ba rơi vào thời kỳ đặc biệt khó khăn, mất thị trường và không còn nhận được viện trợ từ Liên xô và các nước Đông Âu. Từ năm 1993, Cu Ba đã từng bước điều chỉnh chính sách, thi hành một số biện pháp cải cách kinh tế, đưa đất nước từng bước vượt qua thời kỳ khó khăn, thúc đẩy kinh tế phát triển. Quốc hội khóa V của Cu Ba đã thông qua luật mới về hợp tác, trong đó có các hợp tác xã tín dụng và dịch vụ, hợp tác xã nông nghiệp. Theo luật mới, các hợp tác xã được quyền tự vạch kế hoạch sản xuất của mình mà không phụ thuộc vào Bộ, ngành của Chính phủ. Đối với vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất, Cu Ba duy trì chế độ sở hữu xã hội, không tư nhân hóa, nhưng có giao quyền sử dụng các tư liệu sản xuất cho nông dân, đa dạng hóa kết cấu sở hữu và kinh tế hợp tác xã, thành lập các doanh nghiệp hỗn hợp và áp dụng một số hình thức liên doanh kinh tế quốc tế. Do tác động của nhiều loại nhân tố, từ năm 2002, Chính phủ Cu Ba đã tiến hành tái cấu trúc, điều chỉnh quy mô sản xuất, duy trì ngành công nghiệp mía đường, một ngành công nghiệp mũi nhọn truyền thống của kinh tế Cu Ba, đủ đáp ứng nhu cầu trong nước (khoảng 6-7 triệu tấn đường/năm); đã ngừng hoạt động 70 nông trường trồng mía, 20 nhà máy sản xuất đường và một số cơ sở sản xuất phụ trợ, tiết kiệm 300 triệu USD/năm cho ngân sách nhà nước.

Quan hệ hợp tác Việt Nam – Cu Ba:

Trong hơn 45 năm qua, hầu hết các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đều có các chuyến thăm hữu nghị chính thức Cu Ba: Chủ tịch Trần Đức Lương (các năm 2000, 2004), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (năm 2003), Thủ tướng Phan Văn Khải (năm 2002). Đặc biệt, năm 2004, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm hữu nghị chính thức Cu Ba. Thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã trao tặng 650 bộ máy vi tính cho Đảng Cộng sản CuBa giúp trang bị cho các cơ quan Đảng của bạn, từ trung ương đến cấp quận, huyện. Lãnh đạo hai Đảng nhất trí đẩy mạnh hợp tác cùng phát triển, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục…, đưa quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam – Cu Ba lên tầm cao mới.

Về phía Cu Ba: Chủ tịch Fidel Castro thăm Việt Nam (các năm 1973, 1995, 2003). Các chuyến thăm này đã đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước, là dịp lãnh đạo cấp cao hai nước gặp gỡ trực tiếp, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, còn có nhiều chuyến viếng thăm của nhiều bộ, ngành…, tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Việt Nam và Cu Ba thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức ngày 02/12/1960. Hai nước đã ký các điều ước kinh tế - thương mại: Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (1995); Hiệp định trao đổi thương mại và các hình thức hợp tác kinh tế khác (1996); Hiệp định về hợp tác du lịch (1999); Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực kiểm dịch và bảo vệ thực vật (1999); Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế thu nhập (2002).  Quan hệ kinh tế tuy chưa tương xứng với quan hệ chính trị đang rất tốt đẹp giữa hai nước, nhưng đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Trong những năm gần đây, trao đổi thương mại giữa Việt Nam – Cu Ba liên tục tăng, từ 60 triệu USD năm 2002 lên hơn 90 triệu USD  năm 2003 và dự kiến đạt hơn 100 triệu USD trong năm 2006, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Cu Ba đạt khoảng 50 triệu USD/năm, Việt Nam đã trở thành nước cung cấp gạo chủ yếu và ổn định cho Cu Ba. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu 400.000 tấn gạo sang Cu Ba, đồng thời hợp tác có kết quả trong lĩnh vực sản xuất lúa ở hộ gia đình, nhằm giúp Cu Ba tự túc lúa gạo. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Cu Ba còn được thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác, điển hình là việc Cu Ba đã hợp tác với Việt Nam xây dựng đường Hồ Chí Minh, tăng cường nhập khẩu sản phẩm than anthracite của Việt Nam, gia công sản xuất giầy dép với dây chuyền 1,5 triệu đôi/năm do Việt Nam cung cấp. Các chuyên gia và các nhà khoa học Cu Ba đã giúp đỡ Việt Nam trong một số lĩnh vực như trồng mía, sản xuất đường, cung cấp con giống, công nghệ nuôi cá sấu, nuôi cá, nuôi tôm, trao đổi các đề tài về công nghệ sinh học, công nghệ và kinh nghiệm sử dụng Ozone trong điều trị y học...

Năm 2004, cuộc họp Phân ban hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước, đồng thời thành lập nhóm nghiên cứu thị trường của Cu Ba và Việt Nam đã thúc đẩy quan hệ kinh tế và trao đổi hàng hóa giữa hai nước.

Tháng 10/ năm 2006 vừa qua, tại Kỳ họp thường niên lần thứ 24 của ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Cu Ba, đại diện đoàn Việt Nam cam kết sẽ tạo mọi điều kiện để Cu Ba đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, bày tỏ mong muốn phối hợp với CuBa phát triển sản xuất, kinh doanh tại một số  nước thuộc châu Mỹ Latinh và vùng Caribê. Việt Nam tiếp tục tăng cường xuất khẩu gạo, máy vi tính và bóng đèn tiết kiệm điện sang Cu Ba.
  • Tags: