Năm 2021, về sản phẩm OCOP, huyện Điện Biên có thêm 04 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, về có thêm 02 xã (Pa Thơm, Phu Luông) cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn, cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn huyện lên 16/21 xã, số tiêu chí bình quân đạt 17,01 tiêu chí/xã, không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí. Trong phong trào triển khai, thực hiện XDNTM đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến.

sản phẩm OCOP
Chương trình MTQG về XDNTM đã khiến đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản, năm 2021, có thêm 28 thôn, bản nông thôn mới kiểu mẫu và 15 thôn, bản nông thôn mới, nâng tổng số thôn, bản nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện lên 38 thôn, bản và thôn bản nông thôn trên địa bàn huyện lên 24 thôn, bản.

Đối với các xã đề nghị xét công nhận đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM năm 2021, huyện đã chỉ đạo rà soát và đánh giá, hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định vào quý IV năm 2021. Huyện chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình và giải pháp cụ thể để tập trung cho XDNTM. Nhìn chung, Chương trình MTQG về XDNTM ở huyện Điện Biên đã tạo sự chuyển biển tích cực về nhận thức của người dân nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

sản phẩm OCOP
Mô hình trồng rau an toàn bằng phân bón sinh học hữu cơ tại Huyện Điện Biên

Bên cạnh đó huyện tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Huyện Điện Biên đã tăng cường tạo điều kiện, hỗ trợ, thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào phát triển liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện, thường xuyên phối hợp với các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp để hỗ trợ phát triển sản xuất, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện.

Các dự án liên kết sản xuất đang được quan tâm triển khai thực hiện, từng bước phát huy hiệu quả, điển hình là dự án liên kết sản xuất quả Vú sữa xã Thanh Hưng, dự án liên kết sản xuất lúa gạo xã Thanh Yên, Thanh An, Thanh Xương; dự án liên kết sản xuất quả bưởi da xanh... đã và đang mang lại những hiệu quả khả quan, phát huy được hợp đồng ký kết, tạo được niềm tin của nhân dân tham gia liên kết sản xuất.

sản phẩm OCOP
Đặc sản gạo tám Điện Biên

Năm 2021 đã thu hút được 02 doanh nghiệp đầu tư dự án trồng Mắc ca vào địa bàn huyện và một số dự án khác như: Dự án Trồng Bơ tại xã Núa Ngam đang được nhà đầu tư liên kết với người dân thực hiện, dự án trồng Mắc ca tại xã Mường Nhà, Mường Lói đang được huyện phối hợp, hỗ trợ khảo sát, lập dự án đầu tư.

Về triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện Điện Biên tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp lựa chọn, phát triển các sản phẩm thế mạnh tham gia chương trình OCOP. Những kết quả bước đầu từ chương trình này đã có tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp, từng bước khẳng định được thương hiệu sản phẩm địa phương.

Năm 2021, huyện Điện Biên có thêm 04 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, nâng tổng số sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện lên 13 sản phẩm, trong đó có: 02 sản phẩm đạt 04 sao; 07 sản phẩm đạt 3 sao; 04 sản phẩm đạt 2 sao. Các sản phẩm OCOP đa dạng từ thực phẩm, sản phẩm chế biến từ dược liệu, nhóm chế biến sản phẩm và sản phẩm từ cây ăn quả...Các sản phẩm được xếp hạng đã được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận, sử dụng nhãn hiệu OCOP và chủ sở hữu sản phẩm được hưởng chính sách hỗ trợ sản phẩm OCOP theo quy định.

Đồng thời, xác định chất lượng các sản phẩm OCOP là yếu tố quan trọng xếp hạng các sản phẩm OCOP, huyện Điện Biên đã tập trung phát triển số lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng, khẳng định thương hiệu sản phẩm OCOP. Xây dựng các sản phẩm nông nghiệp bền vững, gắn với phát triển NTM và từng bước hình thành chuỗi sản phẩm theo tính liên kết, trong đó có sản phẩm gạo Điện Biên.