Kết nối chuỗi cung ứng ở địa bàn khó khăn: Kỹ năng đang được thực hành thường xuyên

Các chuyên gia thương mại cho rằng, thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng không chỉ là quan điểm phát triển mà còn là một kỹ năng, cần được thực hành thường xuyên để tạo thành một chuỗi cung ứng - tiêu thụ có tính liên tục. Thì nay chuỗi cung ứng ấy, nhờ triển khai Quyết định 964 đã trở thành một kỹ năng của thương nhân ở các địa bàn khó khăn.
Bộ Công Thương phối hợp với Tập đoàn Central Group lần đầu tiên tổ chức “Tuần lễ đặc sản Tây Bắc và các tỉnh miền núi phía Bắc”
Bộ Công Thương phối hợp với Tập đoàn Central Group tổ chức “Tuần lễ đặc sản Tây Bắc và các tỉnh miền núi phía Bắc” ngày 23/11/2018

 

Trong suốt cả năm 2014, nguồn cung phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu tương đối ổn định. Thế nhưng với bà con huyện miền núi Khánh Sơn tỉnh Khánh Hòa, vụ lúa đông xuân năm ấy phân DAP, NPK, Urea, Kali… không những giá cao, mà còn phải đặt tiền trước 5-7 ngày sau mới nhận được hàng. Lý do là, để lên địa phương này chỉ có duy nhất Tỉnh lộ 9; vào đúng dịp mưa lũ bị sạt lở, xe chở hàng không lên được.

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa hơn ở chỗ, nếu Khánh Sơn có hạ tầng thương mại tốt như các huyện vùng xuôi, thì khả năng dự trữ hàng hóa dồi dào hơn, khó xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá phân bón kể trên.

Đây có lẽ là một trong số những nguyên do quan trọng thúc đẩy hình thành Quyết định 964 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020.

Chương trình sử dụng 3 công cụ cơ bản để phát triển thương mại ở địa bàn 287 huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Công cụ thứ nhất là xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo chuỗi, liên kết chặt chẽ trong quá trình kinh doanh.

Công cụ thứ hai là xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu các văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thống nhất, đồng bộ.

Công cụ thứ ba là xây dựng hạ tầng thương mại nhằm đảm bảo cân đối cung cầu.

Thực hiện Chương trình, từ năm 2016 đến nay, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan triển khai được gần 80 đề án, nhiệm vụ.

Thông qua tổ chức các Hội nghị, hội thảo tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ngãi, Kiên Giang… đã tìm kiếm được giải pháp trong việc hình thành chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện đại, bền vững, tạo điều kiện cho sản phẩm nông sản thế mạnh của địa phương cung ứng vào hệ thống phân phối trên cả nước và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Các hội nghị, hội thảo này đã hút được hàng trăm đại biểu từ các cơ quan quản lý và doanh nghiệp hai nước Việt Nam, Trung Quốc tham dự.

Đặc biệt, có sự tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, hàng hóa là lợi thế phát triển của các địa phương khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo của Việt Nam như: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nam, Quảng Ninh, Yên Bái, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bến Tre, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, An Giang, Long An, Kiên Giang….

Nhiều đặc sản vùng, miền mở được đường vào hệ thống phân phối có uy tín (ảnh: Khách thăm quan gian hàng nông sản Yên Bái bên trong siêu thị Big C)
Nhiều đặc sản vùng, miền mở được đường vào hệ thống phân phối có uy tín (ảnh: Khách thăm quan gian hàng nông sản Yên Bái bên trong siêu thị Big C)

 

Đây cơ hội để các doanh nghiệp, đơn vị đầu mối về xuất nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của hai bên gặp gỡ, giao lưu tìm hiểu đối tác, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, tiêu thụ hàng hóa là lợi thế phát triển miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Việc thực hiện Chương trình còn tạo được hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin phục vụ cho phát triển hoạt động thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm được sản xuất trên địa bàn, hình thành hệ thống phân phối, mối liên kết bạn hàng giữa các vùng, miền để tạo thành một chuỗi cung ứng – tiêu thụ có tính liên tục góp phần xây dựng nông thôn mới, phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, giảm nghèo bền vững.

Đến nay đã xây dựng được Cơ sở dữ liệu sản phẩm - ngành hàng có lợi thế tại các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo và 35 bộ cẩm nang hồ sơ các mặt hàng có lợi thế cho 35 tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Từ đó  hỗ trợ phát triển, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm đặc sản, đặc trưng thế mạnh các địa phương khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Đồng thời xây dựng mô hình phân phối đặc thù phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng tại một số huyện đảo như: Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn huyện đảo sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng của huyện đảo.

Song song đó là xây dựng chiến lược, kế hoạch đặc thù phát triển thương mại biển và hải đảo đối với từng vùng, từng khu vực hoặc từng huyện đảo, xã đảo; xây dựng, áp dụng và phát triển cơ chế “biên mậu trên biển” đối với một số huyện đảo, xã đảo.

Ngay sau Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nhãn Sơn La năm 2020, lô nhãn gần 30 tấn đã được khởi hành xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Ngay sau Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nhãn Sơn La năm 2020, lô nhãn gần 30 tấn đã được khởi hành xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

 

Để nói có một điểm nhấn nổi bật nhất và cũng là thành tựu có ý nghĩa nhất thì đó chính là thông qua triển khai Chương trình đã kết nối và thu hút được các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông lâm thủy sản của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, nâng cao chất lượng sản phẩm được sản xuất trên địa bàn, hình thành hệ thống phân phối, mối liên kết bạn hàng giữa các vùng, miền; tạo điều kiện cho sản phẩm nông sản thế mạnh của địa phương cung ứng vào hệ thống phân phối trên cả nước và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; và phát triển hoạt động thương mại.

Các chuyên gia thương mại cho rằng, thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng không chỉ là quan điểm phát triển mà còn là một kỹ năng, cần được thực hành thường xuyên để tạo thành một chuỗi cung ứng - tiêu thụ có tính liên tục. Thì nay, chuỗi cung ứng ấy, nhờ triển khai Quyết định 964 đã trở thành một kỹ năng của thương nhân ở các địa bàn khó khăn.

Đà Bắc