Khuyến công Bắc Ninh và những hoạt động thiết thực tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề

Trong những năm gần đây Bắc Ninh đã nổi lên là một tỉnh với những bước tiến vượt bậc về phát triển công nghiệp, TTCN, làng nghề. Có được sự phát triển đó không thể thiếu sự hỗ trợ tích cực của Trung t

PV: Trước tiên, Tạp chí Công nghiệp cám ơn ông đã trả lời cuộc phỏng vấn này. Thưa ông, Bắc Ninh là đất nghề, xin ông cho biết một vài nét về làng nghề và tiềm năng phát triển của làng nghề tại địa phương?

Ông Tạ Đăng Đoan: Bắc Ninh là địa phương có rất nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạnh phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp đặc biệt là làng nghề TTCN bởi Bắc Ninh có vị trí địa lý thuận lợi (là thành phố vệ tinh của Hà Nội; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ “Hà Nội – Hải Phòng- Ninh”, có các Quốc lộ 1A, 1B, QL18 chạy qua, thông thương thuận lợi). Bên cạnh đó, Bắc Ninh còn dồi dào nguồn lao động trẻ (hơn 55 vạn người, chủ yếu là trong độ tuổi lao động từ 20 -35 tuổi). Người lao động có đức tính cần cù, chịu khó học hỏi, tiếp thu nhanh với khoa học công nghệ mới, điều này đã tạo lên ưu thế về nguồn nhân lực cho Bắc Ninh.

Hơn thế nữa, nơi đây cũng hội tụ rất nhiều làng nghề truyền thống đặc sắc như: gỗ Đồng Kỵ, tranh Đông Hồ, đồng Đại Bái, tre trúc Xuân Lai, gốm Phù Lãng, sắt Đa Hội, giấy Phong Khê... Trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt, để tồn tại phát triển, những người thợ nhiều làng nghề của địa phương đã năng động, tìm ra hướng phát triển mới cho nhiều nghề, bên cạnh đó cũng không làm mất đi nét đặc sắc riêng có của nghề truyền thống Kinh Bắc. Sản phẩm của nhiều làng nghề Bắc Ninh hiện có mặt ở nhiều nơi và rất được người tiêu dùng yêu chuộng, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho lao động địa phương, làm thay đổi diện mạo của nông thôn và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh.

Đặc biệt, lãnh đạo Tỉnh Bắc Ninh cũng quan tâm, đề ra nhiều chính sách thúc đẩy phát triển của các nghề TTCN, vì vậy, đến nay tại Bắc Ninh mỗi địa phương đều đã có một cụm điểm công nghiệp - TTCN, tạo điều kiện ổn định cho nhiều doanh nghiệp làng nghề nơi đây.

PV: Đóng góp của làng nghề, sản phẩm làng nghề là rất lớn, nhưng trong bối cảnh suy thoái kinh tế làm ảnh hưởng trực tiếp sản xuất kinh doanh làng nghề, xin ông cho biết thực trạng làng nghề  Bắc Ninh hiện nay ra sao? (khó khăn về mặt bằng sản xuất, tiếp cận các nguồn vốn, xử lý ô nhiễm...)

Ông Tạ Đăng Đoan: Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, nhiều làng nghề TTCN trong nước gặp phải rất nhiều khó khăn, không nằm ngoài quy luật, tại Bắc Ninh hiện nay, hoạt động của các làng nghề cũng đang đối mặt với nhiều bất cập:

Khó khăn đầu tiên là về mặt bằng sản xuất: hiện nay, nhiều cơ sở làng nghề tại Bắc Ninh đang rất khó khăn về mặt bằng sản xuất, chưa đáp ứng được nhu cầu cho việc kinh doanh, mở rộng sản xuất, phần lớn là tận dụng diện tích của gia đình sẵn có. Một số khu, cụm công nghiệp bị quá tải do nhu cầu đăng ký của các cơ sở tại địa phương quá cao, áp dụng phân chia theo định suất với một diện tích hẹp, chưa có khả năng mở rộng, bình quân mỗi cơ sở chỉ đạt trên dưới 1000m2, vì vậy nhiều doanh nghiệp làng nghề không thể thuê được mặt bằng để mở rộng sản xuất. Công nghiệp nông thôn Bắc Ninh phần lớn là tự phát không theo quy hoạch phát triển nên đi liền với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng. Mặc dù, Tỉnh cũng đã có nhiều biện pháp xử lý, tuy nhiên hiện nay, hầu hết các cụm công nghiệp tại địa phương chưa có khu xử lý chất thải tập trung.

Khó khăn điển hình nữa của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn làng nghề đó là rất khó tiếp cận vay được các nguồn vốn. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua nhiều cơ sở sản xuất quy mô  vừa và nhỏ, bị ứ đọång vốn do chưa bán được hàng đã không thể tiếp cận được vốn vay để tiếp tục sản xuất vì các tổ chức tín dụng chỉ xem xét cho vay các cơ sở sản xuất kinh doanh ổn định, trường hợp có được xét vay vốn thì thủ tục cũng rất rườm rà phiền phức.

Với việc phát triển tự phát, các cơ sở sản xuất TTCN- làng nghề Bắc Ninh phần nhiều chỉ là lao động thủ công, có cơ giới thì cũng chỉ là các thiết bị tự chế hoặc lắp lẫn, không đồng bộ dẫn đến năng suất thậm chí chất lượng không đều, nhiều sản phẩm làm ra không đồng nhất. Bên cạnh đó thị trường đầu ra, nguyên liệu đầu vào của sản phẩm cũng rất khó khăn và bấp bênh, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của nhiều cơ sở, hơn nữa hạ tầng nông thôn: liên huyện, liên xã vẫn còn nhiều hạn chế...

PV: Lãnh đạo Tỉnh, trực tiếp là sở Công Thương và Trung tâm Khuyến công đã và đang triển khai những giải pháp gì để làng nghề Bắc Ninh vượt qua suy thoái kinh tế phát triển bền vững?

Ông Tạ Đăng Đoan: Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp Bắc Ninh được thành lập theo Quyết định 180/QĐ- UBND ngày 18/11/2004, từ khi ra đời đến nay Trung tâm đã luôn bám sát và hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn đặc biệt là các doanh nghiệp cơ sở sản xuất của làng nghề. Việc triển khai công tác khuyến công luôn được thực hiện với phương châm “làm đâu chắc đó”. Cụ thể đối với công tác đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp trong làng nghề, từ khi được thành lập đến nay Trung tâm đã đào tạo được hàng nghìn lao động tập chung chủ yếu là các nghề: mây tre đan, thêu ren, cơ khí, mộc dân dụng, dệt may, sản xuất gốm. Công tác đào tạo tại địa phương luôn được Trung tâm gắn với nhu cầu của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất vì vậy lao động sau khi đào tạo luôn có việc làm và thu nhập ổn định.

Sở Công Thương, Trung tâm cũng đã tham mưu cho Tỉnh nhiều cơ chế chính sách về phát triển, các giải pháp giải quyết nhiều vấn đề còn tồn tại ở các làng nghề TTCN như: vấn đề mặt bằng sản xuất, ô nhiễm môi trường, ứng dụng công nghệ tiên tiến kết hợp với sản xuất truyền thống, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm của làng nghề... Đồng thời để tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất, Trung tâm đã giới thiệu cho nhiều doanh nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp, song song với đó, tích cực tuyên truyền để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thấy được lợi ích lâu dài và bền vững khi di rời vào khu, cụm công nghiệp.

Trung tâm còn lựa chọn, trình diễn nhiều mô hình có hiệu quả cao, ít ô nhiễm môi trường (do tích cực ứng dụng công nghệ mới phù hợp) tại địa phương, điều này không chỉ mang tính nhân rộng mà còn phần nào định hướng sản phẩm cho các doanh nghiệp như: điện, điện tử, sơn tĩnh điện, sản xuất ga công nghiệp... Để giúp doanh nghiệp tạo thương hiệu và mở rộng thị trường đầu ra, Sở Công Thương đã hỗ trợ cho hơn 100 doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương mại điện tử với mức hỗ trợ 5 triệu/đơn vị/Websibe.

Với sự tham mưu của Sở Công Thương, UBND Tỉnh đã ra quyết định công nhận nghệ nhân, thợ giỏi, làng nghề mới, quyết định về thành lập quỹ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ hạ tầng cho các làng nghề, hỗ trợ kinh phí xây dựng làng nghề... với mục tiêu đến năm 2010 có thêm từ 8-10 làng nghề, đến năm 2015 mỗi xã có ít nhất một làng nghề.

Trong bối cảnh khó khăn chung của nhiều doanh nghiệp trong nước và đặc biệt là doanh nghiệp làng nghề, Trung tâm đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức khảo sát thực trạng khó khăn của nhiều làng nghề để có được cái nhìn tổng quan, từ đó tham mưu cho các cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn khôi phục và phát triển hoạt động của các làng nghề.

PV:  Trân trọng cảm ơn ông!

 

  • Tags: