Khuyến công Bắc Ninh: Ý nghĩa lớn từ một mô hình trình diễn

Thực hiện Quyết định số 1182/QĐ-BCT ngày 15/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc giao kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia năm 2011, Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Khuyến công và Tư
Sau một năm triển khai (từ tháng 10/2010 – 10/2011), với sự tư vấn, hỗ trợ, đôn đốc sát sao của TTKC Bắc Ninh, sự nỗ lực phối hợp của doanh nghiệp thụ hưởng, Đề án đã về đích, khẳng định sự thành công qua Hội nghị Giới thiệu mô hình sản xuất thiết bị ngành nước cung cấp cho công nghiệp và dân dụng, được tổ chức tại Công ty Thành Danh vào ngày 23/11/2011. 

Có mặt tại Hội nghị này không chỉ là những thành viên có liên quan của các đơn vị thực hiện đề án như: TTKC Bắc Ninh, Công ty CP Thành Danh, mà còn có rất nhiều đại biểu là doanh nghiệp, cán bộ quản lý đóng trên địa bàn và các tỉnh lân cận (Bắc Giang, Lạng Sơn) đến tham quan, tìm hiểu và học tập kinh nghiệm. Trong bối cảnh kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chật vật để tồn tại thì thành công của mô hình này đã cho thấy sự năng động của doanh nghiệp, hỗ trợ đúng đắn nguồn kinh phí khuyến công của TTKC. Hiệu quả này càng làm gia tăng giá trị nhân rộng của mô hình được trình diễn, đồng thời góp phần khẳng định ý nghĩa to lớn của Chương trình Khuyến công quốc gia. 

Đóng trên địa bàn thôn Hà Liễu, xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Công ty CP Thành Danh được thành lập vào năm 2008. Với xuất phát điểm là cơ sở sản xuất thuộc làng nghề Đại Bái, cái nôi của nghề thủ công mỹ nghệ đúc đồng tỉnh Bắc Ninh, Công ty CP Thành Danh có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất các chi tiết kim loại (ren, van kim loại trong ngành nước), liên quan đến công nghiệp phụ trợ, vật tư ngành nước. Năm 2010, sau đi thăm quan học hỏi nhiều nơi để nghiên cứu nhu cầu thị trường, lãnh đạo Công ty đã quyết định xây dựng Đề án “Nhà máy sản xuất thiết bị ngành nước” nhằm đầu tư công nghệ mới, kết hợp với các thiết bị có sẵn để tạo thành một dây chuyền sản xuất thiết bị đồng bộ, bán tự động, giảm tiêu hao nguyên liệu, tạo ra sản phẩm có chất lượng ổn định. Với tổng số vốn hơn 15 tỷ đồng, dự án này đã được hưởng 210 triệu đồng hỗ trợ từ kinh phí khuyến công quốc gia. Cho ra đời các sản phẩm đồng bộ về vật tư ngành nước như T - ren, Co - ren trong, ngoài…, Đề án đã tạo được việc làm cho khoảng 100 người, với thu nhập ổn định từ 2-3 triệu đồng/người/tháng. 

Sau một thời gian triển khai, những thành công bước đầu của “Nhà máy sản xuất thiết bị ngành nước” đã cho thấy, Đề án mô hình trình diễn này có rất nhiều ưu điểm, khẳng định sự kết hợp nhịp nhàng và đúng hướng giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp trong việc triển khai chủ trương khuyến công của Nhà nước, nổi bật sự là sự năng động của đơn vị thụ hưởng. Tận dụng những máy móc, kinh nghiệm kỹ thuật có sẵn, Công ty CP Thành Danh đã nghiên cứu, chế tạo nội địa hóa một phần thiết bị của dây chuyền, đó là bộ khuôn các chủng loại sản phẩm. Theo cán bộ Công ty cho biết, nếu nhập ngoại bộ khuôn này thì số tiền phải lên tới hàng tỷ đồng. Thành công trên không chỉ giúp Công ty đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn tạo ra công ăn việc làm, hạ giá thành sản phẩm. 

Một ưu điểm nữa của Đề án là nhà sản xuất đã rất ý thức trong vấn đề xây dựng thương hiệu, uy tín, nâng cao tính cạnh tranh thông qua sự vượt trội về chất lượng sản phẩm. Tại Hội nghị trình diễn mô hình này, cảm nhận chung của các đại biểu tham dự là sản phẩm của Nhà máy sản xuất thiết bị ngành nước - “những đứa con tinh thần” của Đề án mô hình trình diễn rất có chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, mang tính thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng (Công ty cam kết chỉ sử dụng nguyên liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn và sản phẩm của Công ty đã được cấp chứng chỉ quacert về chất lượng). 

Tại Hội nghị, không chỉ lãnh đạo Công ty CP Thành Danh, mà đại diện nhà phân phối sản phẩm của đơn vị cũng khẳng định hiện nay thị trường sản phẩm của Công ty rất tốt. Không chỉ có thị phần đáng kể tại địa phương, các tỉnh lân cận, mà hiện nay sản phẩm của Công ty còn xuất khẩu sang thị trường Campuchia. Lãnh đạo Công ty còn cho biết thêm, tính đến thời điểm tổ chức Hội nghị thì doanh thu của Công ty đã lên đến gần 4 tỷ đồng và hiện Công ty đang rất bận rộn thực hiện các đơn đặt hàng mới.
Có thể nói, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì sản xuất kinh doanh thì việc một doanh nghiệp đi lên từ cơ sở sản xuất làng nghề, mạnh dạn đầu tư và thực hiện thành công một dự án là cả một sự nỗ lực lớn. Đây cũng là bài học quý giá cho các doanh nghiệp trong việc định hướng kinh doanh hiệu quả. Hơn thế, thành công của mô hình này không chỉ là giá trị nhân rộng tại Hội nghị trình diễn mà còn khẳng định sự năng động của các cán bộ Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong việc tìm đúng đối tượng để hỗ trợ và bắc cầu đưa doanh nghiệp đến thành công.