Lịch sử Công Thương Việt Nam (1945-2010) cung cấp nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn

Gần 1000 trang Lịch sử Công Thương Việt Nam (1945 - 2010) không chỉ trình bày những bước phát triển, những thành tựu, đóng góp của ngành Công Thương đối với nền kinh tế, mà còn cung cấp cho độc giả những bài học kinh nghiệm có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn, có giá trị tham khảo cho công tác quản lý điều hành.
tran tho dat
GS.TS Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước Ngành kinh tế

GS.TS Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước Ngành kinh tế: Bản thảo cuốn sách đã chỉ ra được nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm thành công cũng như cả thất bại trong quản lý điều hành nền kinh tế

Bản thảo đã hệ thống hóa được các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, cũng như việc thể chế hóa các văn bản ấy, cùng nỗ lực vận dụng, đưa chính sách vào cuộc sống của các bộ quản lý ngành Công Thương qua các thời kỳ trong giai đoạn 1945 - 2010. Đặc biệt, có nhiều sự kiện, tư liệu lần đầu tiên được công bố, được lý giải ở nhiều chiều, và đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Ở mỗi giai đoạn lịch sử ngành Công Thương luôn là ngành kinh tế quan trọng, tạo ra của cải vật chất cung cấp cho nhu cầu xã hội. Mỗi thành công của Cách mạng Việt Nam đều mang đậm dấu ấn thành tích của ngành Công nghiệp và Thương mại Việt Nam qua các thời kỳ. Tính đến năm 2010, trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, lịch sử của ngành công thương Việt Nam luôn gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc.

Thông qua việc phân tích sự kiện, số liệu thống kê, phỏng vấn nhân chứng, bản thảo cuốn sách đã chỉ ra được nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm thành công cũng như cả thất bại trong quản lý điều hành nền kinh tế. Ở thời kỳ bao cấp, việc Nhà nước tự định giá đầu ra và đầu vào của xí nghiệp quốc doanh là nguyên nhân chủ yếu biến mô hình kinh tế kế hoạch dần dần thành mô hình kế hoạch hóa, hành chính tập trung; và cơ chế bao cấp trở thành cơ chế quan liêu, bao cấp. Trong thời kỳ Đổi mới, là những bài học về coi trọng việc đảm bảo các cân đối lớn, tôn trọng quyền tự chủ của doanh nghiệp và bài học chuyển nguồn lực tiến hành công nghiệp hóa từ dựa vào ngân sách Nhà nước và viện trợ từ bên ngoài, sang phát huy nguồn lực toàn xã hội. Đặc biệt là bài học về nghệ thuật cân bằng ‘động” giữa hai thực thể luôn song hành cùng nhau là Nhà nước và thị trường trong công tác quản lý nhà nước.

ong tran duc cuong
PGS. TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

PGS. TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam:

Nguồn tài liệu phong phú, độ tin cậy cao là một trong những ưu điểm nổi bật của công trình Lịch sử Công Thương Việt Nam 1945-2010.

Là người làm công tác nghiên cứu lịch sử, chúng tôi xin nhiệt liệt hoan nghênh Bộ Công thương đã tổ chức thực hiện công trình Lịch sử Công thương Việt Nam (1945-2010). Đây sẽ là công trình quan trọng, thể hiện sự phát triển của Công Thương Việt Nam trong hơn 70 năm qua, gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước cả trong thời chiến và thời bình. Từ những trang viết về lịch sử Công Thương Việt Nam, chúng ta có thể rút ra được những bài học thành công và chưa thành công để tiếp tục sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến tới một nước Việt Nam có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, xã hội văn minh, nhân dân hạnh phúc...

Tôi rất chú ý đến nguồn tư liệu để các tác giả nghiên cứu và dẫn giải trong công trình Lịch sử Công thương Việt Nam (1945-2010). Đó là các tư liệu gốc gồm các Nghị quyết, Quyết định, Thông tư, Nghị định, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển Công Thương Việt Nam qua các thời kỳ; Là các Báo cáo, thống kê của các tổ chức thuộc lĩnh vực hoạt động Công Thương Việt Nam. Các tác giả cũng đã tranh thủ được nhiều ý kiến mang tính chất phỏng vấn sâu một số vị lãnh đạo và cán bộ đã từng hoạt động trên lĩnh vực Công Thương Việt Nam từ năm 1945 đến những năm gần đây... Có thể đánh giá: Nguồn tài liệu phong phú, đa dạng, có độ tin cậy cao là một trong những ưu điểm nổi bật của công trình Lịch sử Công Thương Việt Nam (1945-2010).

nguyen ngoc ha
PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

 

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản:

Công trình này cần và xứng đáng được coi là một công trình quan trọng của lịch sử Việt Nam nói chung

Lịch sử Công Thương Việt Nam (1945-2020) là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện (cả lịch sử ngành và lịch sử tổ chức của ngành), hệ thống (các ngành, phân ngành, cơ sở sản xuất và thương mại,…), qua các thời kỳ lịch sử - cách mạng về Công Thương Việt Nam.

Đây không chỉ là công trình quý, “để đời” của ngành Công Thương, chắc chắn là đã có sự mong đợi từ lâu rồi, mà còn hữu ích cho việc nghiên cứu để từ đó suy ngẫm thêm về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của Ngành trong tiến trình lịch sử; đúc rút những bài học kinh nghiệm quý, vận dụng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính thời sự khi Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII vừa bàn và ra nghị quyết về phát triển ngành công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới.

Bản thảo cuốn lịch sử thể hiện quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo Bộ, của các bậc tiền bối; sự quyết liệt và khoa học của Ban Chỉ đạo; tâm huyết, kỳ công, thận trọng và rất khoa học của Ban Biên tập. Với một công trình lớn và quan trọng như thế này, theo tôi, việc quan trọng đầu tiên có ý nghĩa quyết định thành công là sự hiểu việc (rõ về đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu) và khả năng bao quát được công việc để không bị lẫn, không bị rối, hạn chế trùng, bố cục cân đối, trình bày sắc nét. Qua công trình này, tôi thấy Ban Chỉ đạo và Ban Biên soạn là thể hiện rõ năng lực đó.

Sự đồ sộ của tập bản thảo, trước hết chứa đựng giá trị to lớn về sử liệu với một tập hợp - hệ thống tư liệu toàn diện, tin cậy, cập nhật (những công trình nghiên cứu mới nhất, có tính chính thống của lịch sử Việt Nam, lịch sử kinh tế và cả Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam). Đồng thời, công trình này cần và xứng đáng được coi là một công trình quan trọng của lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử Kinh tế Việt Nam, lịch sử Chính phủ; là khung khổ cho việc nghiên cứu, biên soạn các công trình lịch sử của các cơ quan, đơn vị trong Ngành.

5 bài học học kinh nghiệm có giá trị lịch sử trên phương diện lý luận và thực tiễn, rút ra từ hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển ngành Công Thương. 

Bài học thứ nhất: Nắm vững chủ trương, vận dụng sáng tạo đường lối cách mạng của Đảng vào phát triển Ngành.

Bài học thứ hai: Nắm chắc, và quyết tâm thực hiện nhiệm vụ chính của Ngành là xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ cho nền kinh tế, làm nền tảng cho công cuộc CNH-HĐH đất nước.

Bài học thứ ba: Bảo đảm hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước.

Bài học thứ tư: Công nghiệp hóa phải hướng đến giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp.

Bài học thứ năm: Phát triển thương mại cần tập trung vào bảo đảm các cân đối lớn, cán cân thương mại, không chỉ để trở thành trụ cột phát triển trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà còn là phương thức bảo đảm an ninh kinh tế, chủ động ứng phó