hinh1Theo báo cáo, qua gần 20 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW và Kết luận số 28-KL/TW, tình hình kinh tế của tỉnh phát triển khá, tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt cao; quy mô kinh tế ngày càng mở rộng, đứng đầu vùng Đồng bằng Sông Cửa Long (ĐBSCL); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; thu nhập người dân được cải thiện, đạt mức cao của vùng ĐBSCL.

"Qua gần hai thập kỷ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, tỉnh Long An nói riêng và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Long An và vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà Nghị quyết đã xác định" Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được cho biết”. 

“Với lợi thế nằm ở cửa ngõ của vùng ĐBSCL tiếp giáp với TPHCM và Đông Nam Bộ, tỉnh Long An đã đăng ký Chính phủ được tiên phong xây dựng đoạn mở đầu “đường ven biển miền Tây” để góp phần cho mục tiêu phát triển hạ tầng vùng ĐBSCL, chúng tôi rất mong nhận được sự đồng thuận, ủng hộ Ban Kinh tế Trung ương, các bộ, ngành và sự ủng hộ, hợp tác của các địa phương trong khu vực”, đồng chí Nguyễn Văn Được đề xuất.

h1
Đoàn công tác đang lắng nghe ý kiến chia sẻ của đại diện doanh nghiệp về hoạt động trong trạng thái bình thường mới

Kết luận tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thành Phong, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá tỉnh Long An có tầm nhìn chiến lược và phát triển liên kết vùng lớn. Ông đề nghị Long An bổ sung thêm những đề xuất về an ninh quốc phòng nhằm đảm bảo an ninh trong khu vực, đặc biệt là biên giới.

"TP Hồ Chí Minh cùng với Long An, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Đông Nam Bộ cần liên kết với nhau, đồng bộ xác định phát triển nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao gắn với thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, người nông dân gắn với thị trường, chính quyền đóng vai trò kết nối”, ông Nguyễn Thành Phong, nhấn mạnh. 

hinh1
Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm tại trụ sở công ty Cổ phần Long Hậu- Cần Giuộc Long An