Nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp

Trước tình trạng nhiều doanh nghiệp đang gặp phải là thiếu đội ngũ lao động có trình độ, với khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, vừa qua tại cơ sở

Tham dự hội thảo có hơn 30 doanh nghiệp dệt may như: Tổng Công ty CP Phong Phú, Tổng Công ty Việt Thắng,  Tổng Công ty May Đồng Nai, Tổng Công ty 28, Công ty CP May Bình Minh, Công ty Tex Giang, công ty Cartina Enterprise Việt Nam…, đại diện các ban Tập đoàn Dệt May Việt Nam, cựu sinh viên Nhà trường, các đồng chí trong BGH, Trưởng, phó các Phòng, Khoa cùng đại diện các em HSSV trong Trường.


Báo cáo tại buổi hội thảo, lãnh đạo Nhà trường cho biết: "Trong những năm qua, Nhà trường đã có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo như nâng cao trình độ giáo viên, bổ sung trang thiết bị, đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo…, nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp".

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Ông Nguyễn Đức Khiêm - Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng Công ty Việt Thắng - CTCP cho rằng, một thực trang chung của ngành GD&ĐT, hiện nay chúng ta đào tạo còn xa với nhu cầu thực tế, nhiều sinh viên học xong cầm tấm bằng trên tay khi về làm việc tại các doanh nghiệp lại phải đào tạo thêm, đào tạo lại. Vì vậy Nhà trường phải xác định sản phẩm của chúng ta là gì? Là những cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý… để từ đó cải tiến chương trình giảng dạy, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, thường xuyên cập nhật kiến thức thực tế từ doanh nghiệp để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng phục vụ nhu cầu phát triển của ngành Dệt may, đặc biệt là Tập đoàn Dệt May Việt Nam.


Theo ông Vũ Đình Hải - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty CP May Đồng Nai, muốn thực hiện tốt mục tiêu "Đào tạo theo nhu cầu xã hội", thì ba nhà gồm: Nhà nước - nhà trường và nhà doanh nghiệp cùng ngồi lại, trong đó tính chủ động của nhà trường vẫn là quan trọng nhất. Nhà trường cần cấu trúc lại chương trình giảng dạy, giảm lý thuyết, tăng thực hành. Thường xuyên cập nhật thông tin, mời gọi các chủ doanh nghiệp tham gia vào quá trình biên soạn chương trình đào tạo. Là đầu mối giúp HSSV tiếp cận doanh nghiệp, chủ động kết nối với doanh nghiệp trong việc liên hệ ký kết hợp đồng đào tạo và sử dụng nguồn lao động do mình đào tạo ra…

Ông Nguyễn Văn Khoát - Trưởng phòng Tổ chức Công ty CP May Tex Giang chia sẻ, để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp ngoài các giải pháp như cải tiến chương trình, phương pháp giảng dạy… nhà trường cần chú trọng thu hút đội ngũ giáo viên giỏi, có trình độ chuyên môn cao, đồng thời phải am hiểu các kiến thức và đặc thù của ngành dệt may, tạo mối quan hệ gắn kết giữa giáo viên với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với nhà trường.

Còn theo ông Nguyễn Cảnh Bảy - Phó Quản đốc X1 công ty TNHH 28-1, nhà trường cần tăng cường cho sinh viên tiếp cận doanh nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thông qua các đợt thực tập, kiến tập…, thời gian thực tập tại doanh nghiệp ít nhất là 3 tháng, nhất là là ngành kỹ thuật may, vì hiện nay thời gian thực tập cho sinh viên còn quá ít.

Tại hội thảo, có nhiều ý kiến tham luận nêu lên những trăn trở vì sao đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu xã hội? Trách nhiệm của doanh nghiệp, nhà trường? Các đại biểu tham dự hội nghị đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, gợi mở giúp nhà trường cải tiến chương trình, phương pháp giảng dạy sát với yêu cầu thực tế. Tuy nhiên, để giải được bài toán này thì cần không ít các yếu tố về thời gian, vật lực, nhân lực, chính sách của Nhà nước, sự hỗ trợ của địa phương, của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và sự vào cuộc của các doanh nghiệp.


Cũng nhân dịp này, Công ty CP May Bình Minh đã đại diện cho các doanh nghiệp ký kết với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM tiếp nhận sinh viên thực tập hàng năm.