Ngược lại, doanh số của Pomina và Vinakyoei đã giảm lần lượt 24% và 10% tại miền Nam, mặc dù Posco SS rời mảng thép thanh và để lại dư địa đáng kể dành cho các nhà sản xuất khác.

Nhu cầu sửa chữa nhà xưởng và thời tiết thuận lợi đã góp phần thúc đẩy sản lượng tiêu thụ ở cả 3 mảng thép chính. Kết quả, tiêu thụ thép đã phục hồi mạnh mẽ trong tháng 11 sau khi có sự sụt giảm trong tháng 10.

Bên cạnh đó, do giá thép tăng, các nhà bán lẻ có xu hướng tích lũy hàng hóa nhiều hơn trong ngắn hạn. Thực tế, giá thép cán nóng đã tăng từ 530 USD/tấn vào đầu tháng 11 lên 700 USD/tấn. Trong khi đó, giá thép xây dựng cũng đã được dự báo sẽ sớm tăng do giá nguyên vật liệu ngày càng cao.

Riêng mảng thép xây dựng, sản lượng bán hàng được hỗ trợ bởi thị trường nội địa khi doanh số nội địa trong tháng 11 tăng mạnh 61% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ.

Đặc biệt, hoạt động sản xuất thép của Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi dịch hơn nhiều nước khác và chính sách nhập khẩu thép tại nhiều thị trường có lợi cho các nhà sản xuất Việt Nam, đặc biệt là thị trường châu Âu.

Sản lượng tiêu thụ thép tháng 11/2020

san luong tieu thu thep

Theo đó, cạnh tranh đã bắt đầu gia tăng từ cuối năm ngoái và kết quả đang dần trở nên rõ ràng hơn, ghi nhận bởi Chứng khoán Rồng Việt. Tại thị trường miền Nam, sản lượng tiêu thụ của Hoà Phát (HPG) đã tăng 77% nhờ sản lượng dồi dào với mức giá cạnh tranh từ Khu liên hợp Gang thép Dung Quất. Ngược lại, doanh số của Pomina và Vinakyoei đã giảm lần lượt 24% và 10% tại miền Nam, mặc dù Posco SS rời mảng thép thanh và để lại dư địa đáng kể dành cho các nhà sản xuất khác.

Bên cạnh thị trường miền Nam, thị trường xuất khẩu của HPG cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ khi sản lượng xuất khẩu tăng 112%. Trong năm 2021, VDSC cho rằng mức độ cạnh tranh sẽ tiếp tục gia tăng khi Pomina đã đưa vào vận hành nhà máy thép có công suất 1 triệu tấn trong nửa sau năm 2020.

Thị phần thép xây dựng tháng 11/2020

thi phan thep

Sang năm 2021, giới phân tích kỳ vọng nhu cầu thép sẽ tiếp tục tăng đến 5% từ mức cơ sở thấp trong năm 2020, với những tín hiệu mới từ kinh tế vĩ mô, dòng vốn dịch chuyển khỏi Trung Quốc cùng các hiệp định thương mại tự do được ký kết.

Trong đó, đầu tiên phải kể đến hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các dự án trọng điểm mang tính cấp bách như cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, sân bay quốc tế Long Thành. Đây cũng là động lực chính cho ngành trong năm nay, với lộ trình chi khoản 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công.

Chưa kể, nhu cầu đầu tư nhà xưởng, khu công nghiệp đang tăng mạnh dự kéo theo nhu cầu về thép xây dựng tăng theo. Khi mà, Việt Nam với việc kiểm soát dịch bệnh tốt, đơn vị duy nhất tăng trưởng dương trong khu vực, đi cùng lợi thế về vị trí địa lý, chi phí lao động rẻ… đang thu hút mạnh dòng vốn FDI.

Điểm sáng khác liên quan đến hiệp định CPTPP, EVFTA… việc gỡ bỏ loạt thuế quan sẽ giúp các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời nhập khẩu nguyên liệu.

Được biết, các nước thành viên CPTPP là nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất thép cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đơn cử, Australia là nước cung cấp than đá và quặng chủ yếu cho nước ta, lần lượt chiếm 25,7% và 22,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, hơn 50% lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phôi cũng là từ các nước thuộc CPTPP….

Mặt khác, xét ở đầu ra, hiện ASEAN và Mỹ là 2 thị trường dẫn đầu về xuất khẩu thép của Việt Nam. Giữa bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ tăng cao thì việc chuyển hướng xuất khẩu, mở rộng sang các thị trường khác là cần thiết. Trong đó, EVFTA dự sẽ tăng cơ hội cho ngành thép xuất khẩu sang thị trường EU.

Nhưng, nói đi cũng cần nói lại, thị trường các nước EU đang ở trạng thái bão hòa với các giao dịch thương mại thép, các hoạt động chủ yếu trong nội khối. Do đó, để vào được thị trường EU, các nhà sản xuất thép Việt Nam phải cải tiến công nghệ, kỹ thuật… để có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe, tăng tính cạnh tranh trên trường thế giới.