TÓM TẮT:

Sự quan tâm về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức và là yếu tố quan trọng thứ nhất trong mô hình. Điều này chứng tỏ rằng các chế độ, chính sách về BHXH tự nguyện mà Nhà nước đang thực hiện sẽ chi phối rất lớn đến sự quan tâm người lao động khu vực phi chính thức. Bài viết nhằm xác định mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này với 200 mẫu khảo sát là những người đang tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

Từ khóa: các yếu tố ảnh hưởng, quyết định, tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm xã hội Hàm Tân, Bình Thuận.

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, trên địa bàn huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, còn rất nhiều lao động chưa tham gia BHXH, trong đó phần lớn lao động thuộc khu vực phi chính thức. Cụ thể: tính đến ngày 31/12/2020, toàn huyện có 54.252 người trong độ tuổi lao động, chiếm 76,19% so với dân số (71.200 người), trong đó số đã tham gia BHXH bắt buộc là 3.383 người, chiếm 6,23% số người trong độ tuổi lao động; số người tham gia BHXH tự nguyện là 829 người, chiếm 1,52% so với số lao động trong độ tuổi (số liệu thống kê dân số trong độ tuổi lao độngtại BHXH huyện Hàm Tân). Một vấn đề khác đặt ra nhiều thách thức cho việc thực hiện chính sách BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận là tình trạng số người không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện và chuyển sang chế độ hưởng BHXH một lần.

2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

  • Lý thuyết chung về BHXH

BHXH là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật.

Bảng 1: Thang đo chất lượng dịch vụ BHXH tự nguyện

thang_do_chat_luong_dich_vu_bhxh_tu_nguyen

Nguồn: Nhóm tác giả thống kê

2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

mo_hinh_nghien_cuu_de_xuat_1

Nguồn: Tổng hợp và của tác giả

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện để khảo sát trực tiếp người lao động tại các xã, thị trấn thuộc huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận đã quyết định tham gia BHXH tự nguyện. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu gồm 215 quan sát cho thấy, tổng số phiếu phát ra là 215 phiếu, tổng số phiếu thu về là 213 phiếu; tổng số phiếu hợp lệ là 200 phiếu, số phiếu không hợp lệ là 13 phiếu (do phiếu điền thiếu thông tin và đánh dấu biến quan sát không đầy đủ). Vì vậy, tác giả quyết định loại 13 phiếu không hợp lệ và đưa vào phân tích, đánh giá với 200 mẫu phiếu quan sát cho đề tài nghiên cứu.

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

  • Kết quả kiểm định

Bảng 2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Crobach Alpha

kiem_dinh_do_tin_cay_cua_thang_do_crobach_alpha

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán

Kết quả kiểm định cuối cùng với 4 biến QT1, QT2, QT3, QT4 có hệ số Cronbach's Alpha bằng 0.863 và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều đảm bảo lớn 0.3 nên thang đo đã đảm bảo độ tin cậy. Kết quả phân tích ở Bảng 2 cho thấy, thang đo Kỳ vọng, mong muốn về bảo hiểm xã hội tự nguyện được cấu thành từ 5 biến quan sát. Kết quả kiểm định mặc dù hệ số Cronbach's Alpha = 0.672 lớn hơn 0.6, nhưng hệ số tương quan biến tổng của các biến không đảm bảo lớn hơn 0.3, cụ thể là biến KV5 có hệ số tương quan biến tổng 0.014<0.3. Kết quả kiểm định cuối cùng với 4 biến KV1, KV2, KV3, KV4 có hệ số Cronbach's Alpha bằng 0.863 và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều đảm bảo lớn 0.3 nên thang đo đã đảm bảo độ tin cậy. Kết quả kiểm định cuối cùng với 5 biến TC1, TC2, TC3, TC4, TC5 có hệ số Cronbach's Alpha bằng 0.871 và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều đảm bảo lớn 0.3 nên thang đo đã đảm bảo độ tin cậy.

  • Phân tích nhân tố khám phá EFA 

Bảng 3. Bảng kiểm định KMO and Bartlett's đối với các nhân tố độc lập

bang_kiem_dinh_kmo_and_bartletts_doi_voi_cac_nhan_to_doc_lap Nguồn: Nhóm tác giả tính toán

 Bảng  4. Tổng phương sai trích

Tổng phương sai được giải thích (Total Variance Explained)

Component

Eigenvalues ban đầu (Initial Eigenvalues)

Trích xuất tổng của phương sai bình phương

 (Extraction Sums of Squared Loadings)

Tổng xoay vòng của phương sai bình phương

 (Rotation Sums of Squared Loadings)

Total

% of Variance

Cumulative %

Total

% of Variance

Cumulative %

Total

% of Variance

Cumulative %

1

6.050

27.499

27.499

6.050

27.499

27.499

3.365

15.298

15.298

2

2.831

12.867

40.366

2.831

12.867

40.366

3.181

14.460

29.758

3

2.378

10.809

51.175

2.378

10.809

51.175

2.877

13.079

42.836

4

1.858

8.444

59.619

1.858

8.444

59.619

2.817

12.805

55.641

5

1.801

8.186

67.805

1.801

8.186

67.805

2.676

12.163

67.805

6

.879

3.996

71.801

 

 

 

 

 

 

7

.656

2.983

74.784

 

 

 

 

 

 

8

.633

2.878

77.662

 

 

 

 

 

 

9

.530

2.411

80.072

 

 

 

 

 

 

10

.511

2.323

82.395

 

 

 

 

 

 

11

.478

2.174

84.569

 

 

 

 

 

 

12

.442

2.008

86.577

 

 

 

 

 

 

13

.407

1.849

88.426

 

 

 

 

 

 

14

.385

1.748

90.174

 

 

 

 

 

 

15

.343

1.559

91.733

 

 

 

 

 

 

16

.331

1.506

93.239

 

 

 

 

 

 

17

.315

1.430

94.669

 

 

 

 

 

 

18

.285

1.297

95.966

 

 

 

 

 

 

19

.261

1.188

97.154

 

 

 

 

 

 

20

.240

1.091

98.245

 

 

 

 

 

 

21

.212

.964

99.208

 

 

 

 

 

 

22

.174

.792

100.000

 

 

 

 

 

 

Extraction Method: Principal Component Analysis.

                                                          Nguồn: Nhóm tác giả tính toán

  • Phân tích hồi quy bội

Bảng 5. Phân tích hồi quy

phan_tich_hoi_quy

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán

Kết quảcho thấy mô hình có 5 biến: QT, KV, TC, DB, TT đảm bảo có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 95% (Sig. ≤ 0.05) (Theo Green, 1991).

  • Kết quả kiểm định ANOVA

Bảng 6: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

ket_qua_kiem_dinh_muc_do_phu_hop_cua_mo_hinh               Nguồn: Nhóm tác giả tính toán

Dựa vào mức độ phù hợp của mô hình, sử dụng kiểm định F (Theo Green, 1991) Phân tích phương sai (ANOVA) với kiểm định F dùng để kiểm định tính phù hợp của mô hình. Có Sig.= 0.000 ≤ 0.05.

Kết luận: Các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc.

4. Kết luận

Mục tiêu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức trên địa bàn huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Đồng thời nghiên cứu cũng đã khảo sát cảm nhận của người tham gia BHXH tự nguyện về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức trên địa bàn huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Kết quả đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và giá trị.

Mặc dù nghiên cứu đã đạt được mục tiêu là xác định được yếu tố tác động đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức, tuy nhiên, các yếu tố này mới chỉ giải thích được hơn 58,9% quyết định lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện của người lao động. Do đó, để có được các giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện tốt hơn chế độ BHXH tự nguyện cho người lao động khu vực phi chính thức trên địa bàn huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung vào mô hình các nhân tố có khả năng giải thích cho quyết định lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện của người lao động.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Bùi Sỹ Lợi (2020). Phát triển hiệu quả chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW. https://tapchitaichinh.vn/bao-hiem/phat-trien-hieu-qua-chinh-sach-bao-hiem-xa-hoi-tu-nguyen-theo-tinh-than-nghi-quyet-so-28nqtw-318177.html
  2. Thảo Miên (2017). Tham gia BHXH tự nguyện: Vì sao người dân chưa mặn mà. Thời báo tài chính 05/04/2017.
  3. Ngân Anh (2020). Chính sách nào "giữ chân" người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện? https://nhandan.com.vn/bhxh-va-cuoc-song/chinh-sach-nao-giu-chan-nguoi-tham-gia-bao-hiem-xa-hoi-tu-nguyen-458970/
  4. Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ, Hồ Huy Tựu (2013). Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 1 (2014) 36-45.
  5. Dương Văn Lợt và cộng sự (2016). Sự hài lòng của bệnh nhân nội trú và xác định các yếu tố có liên quan đến sự hài lòng của bệnh nhân nội trú khi điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
  6. T.H. (2020). Phát triển BHXH tự nguyện - khó khăn và những giải pháp đột phá. http://www.xaydungdang.org.vn/home/bao_hiem_xa_hoi/2020/13899/phat-trien-bhxh-tu-nguyen-kho-khan-va-nhung-giai-phap.aspx

  

A STUDY ON FACTORS INFLUENCING WORKERS IN THE INFORMAL ECONOMY TO PARTICIPATE IN THE VOLUNTARY SOCIAL INSURANCE IN HAM TAN DISTRICT, BINH THUAN PROVINCE

Ph.D PHAN QUAN VIET 1

NGUYEN THANH SON 2

Master. DINH HOANG ANH TUAN 3

1 Ho Chi Minh City University of Technology

2 Binh Thuan Province Department of Social Insurance

3 Phan Thiet University

ABSTRACT:

This study finds out that the interest in voluntary social insurance regimes and policies positively influences workers in the informal economy to participate in the voluntary social insurance and this factor plays the most important role in the study’s model research. It indicates that the state’s current voluntary social insurance regimes and policies greatly influence workers in the informal economy to participate in the voluntary social insurance. This study is to determine and measure the impacts of factors which influence employees to participate in the voluntary social insurance. The study surveyed 200 workers who are participating in the voluntary social insurance in Ham Tan District, Binh Thuan Province.

Keywords: influencing factors, decision, participating in voluntary social insurance, social insurance in Ham Tan Disctrict, Binh Thuan Province.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, 

Số 13, tháng 6 năm 2021]