Nghiên cứu hiệu suất khai thác cảng container Việt Nam thông qua một số chỉ tiêu đánh giá

ThS. Phạm Thị Thu Hằng (Trường Đại học Giao thông vận tải)

TÓM TẮT:

Đánh giá hiệu suất khai thác cảng container luôn là mục tiêu quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả khai thác cảng. Mặc dù hệ thống cảng biển tại Việt Nam đang được chú trọng đầu tư và phát triển nhưng hiệu suất khai thác cảng vẫn ở mức thấp, gây dư thừa khả năng và công suất thiết kế. Bài viết đã phân tích các chỉ tiêu để đánh giá khái quát đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất khai thác cảng container tại Việt Nam

Từ khóa: cảng container, hiệu suất khai thác.

1. Đặt vấn đề

Trong xu thế hội nhập, lưu lượng thương mại gia tăng, hoạt động khai thác cảng đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt là cảng container. Công tác quản lý và khai thác cảng luôn hướng đến phát huy tối ưu tiềm năng và hiệu quả hoạt động thông qua quy hoạch hợp lý hệ thống giao thông kết nối trong và ngoài cảng, đầu tư trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc khai thác hiệu suất hoạt động tối ưu của các thành phần trong cảng còn không ít hạn chế, khó khăn. Trang thiết bị trong cảng còn chưa được đầu tư một cách đồng bộ, gây khó khăn trong quá trình khai thác, kết nối với nhau. Hệ thống kho bãi, cầu bến vẫn chưa được khai thác hết công suất do nhu cầu sản lượng hàng hóa qua hệ thống Cảng Việt Nam nhỏ hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đương. Các giá trị chỉ tiêu cần được tính toán, xem xét để làm căn cứ điều chỉnh và phát huy tối ưu một số yếu tố để nâng cao hiệu suất khai thác cảng container đạt mức cao nhất.

2. Đánh giá hiệu suất khai thác bến cảng container

Việc khai thác hiệu quả một cảng container được quyết định chủ yếu bởi cách bố trí mặt bằng chung tổng thể của cảng. Thông thường, một cảng container bao gồm các thành phần sau:

Tuyến cầu cảng: là nơi tiếp nhận tàu và thực hiện các công việc như tàu cập, rời cầu cảng, xếp dỡ hàng hóa lên/xuống tàu. Cầu cảng được bố trí các thiết bị xếp dỡ cẩu giàn để phục vụ cho hoạt động xếp dỡ theo phương thẳng đứng (LoLo- Lift on lift off) hoặc xếp dỡ những hàng hóa có bánh lăn (RoRo - Roll on Roll off).

Khu vực bãi chứa hàng và các bãi chức năng: khu vực chứa container hàng xuất/hàng nhập khẩu, khu bãi chứa container rỗng, container đặc biệt,…

Đường giao thông trong cảng: yêu cầu tối thiểu đặt ra cho các tuyến đường giao thông trong cảng phải thông thoáng, đảm bảo độ rộng cần thiết cho các thiết bị, phương tiện di chuyển cũng như tác nghiệp.

Khu vực chuyển giao: tại đây các container hàng nhập, xuất sẽ được chuyển từ phương tiện thiết bị của cảng sang khách hàng và ngược lại.

Khu vực CFS: khu vực này thường được xây tách riêng, gần các bãi container hàng nhập, bãi rỗng nhằm thuận tiện cho quá trình đóng và rút ruột hàng hóa trong container và gần đường giao thông nội địa (phải có cổng riêng cho các xe tải vào ra để giao nhận hàng lẻ).

Khu vực cổng kiểm soát container vào ra khỏi cảng bằng đường bộ: đây là thành phần cực kỳ quan trọng vì góp phần không nhỏ vào tốc độ giao nhận hàng cho khách hàng tại cảng.

Phòng điều khiển: là nơi mọi kế hoạch, các lệnh ban hành ra để thực hiện các thao tác xếp dỡ, giao nhận trong phạm vi toàn cảng, khu vực này bao quát toàn bộ khu vực bãi của cảng.

Bãi chở xe cho chủ hàng: nơi này được quy hoạch nhằm bố trí cho xe container đậu tại đây trong quá trình chờ làm thủ tục để xe được phép vào cảng để giao nhận hàng hóa.

Xưởng sửa chữa container và các thiết bị trong cảng: khu vực này nhằm phục vụ các hoạt động sửa chữa, bào trì, bảo dưỡng các trang thiết bị của cảng cũng như container khi bị hỏng, rách vỡ, móp méo,...

Hiệu suất khai thác cảng container có thể được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như sau:

  • Năng suất thiết bị xếp dỡ (Bảng 1)

+ Năng suất giờ của thiết bị xếp dỡ:

 khai thác cảng container(cont/giờ)

  khai thác cảng container(TEU/giờ)

 khai thác cảng container(TEU/cont)

+ Năng suất xếp dỡ của thiết bị trong năm:

khai thác cảng container (cont/máy-năm)

Trong đó:

khai thác cảng container: năng suất giờ của thiết bị.

khai thác cảng container: thời gian chu kỳ một lần nâng cont (giây).

khai thác cảng container: hệ số qui đổi cont (từ TEU sang cont).

K: tỷ lệ số lượng container 40’ trong tổng số container qua cảng.

khai thác cảng container: thời gian làm việc của thiết bị trong năm.

 Bảng 1. Năng suất một số loại thiết bị xếp dỡ container

khai thác cảng container

Sản lượng xếp dỡ bình quân của các thiết bị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất khai thác cảng. Theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, tính đến năm 2030, khối lượng hàng hóa ước tính sẽ đạt vào khoảng 1038,8 - 1136,3 triệu tấn. Như vậy, với năng suất của một số thiết bị xếp dỡ container tại các cảng như hiện nay thì khả năng đáp ứng được mức sản lượng dự báo trên sẽ gặp rất nhiều khó khăn do năng suất thiết bị thấp dẫn đến tăng chi phí đầu tư. Vì vậy, các cảng cần có những chính sách đầu tư và sử dụng thiết bị xếp dỡ hiệu quả hơn góp phần nâng cao hiệu suất khai thác cảng.

  • Hiệu suất khai thác bãi

Chỉ tiêu này phụ thuộc sử dụng hệ thống thiết bị xếp dỡ container và cách bố trí xếp container trên bãi.

khai thác cảng container (TEU/ha)

Trong đó:

Ls: Số ô nền trên một đơn vị diện tích bãi.

Gs: Tổng số ô nền trên toàn bộ diện tích bãi (TEU).

Fb: Tổng số diện tích bãi chứa container (ha).

Thống kê kinh nghiệm trị số lớn nhất của Ls theo hệ thống thiết bị xếp dỡ và cách xếp dỡ container trong bãi của một số cảng container như sau: (Bảng 2)

Bảng 2. Trị số lớn nhất của Ls

khai thác cảng container

  • Hiệu suất khai thác cầu bến  

khai thác cảng container (TEU/cầu bến-năm)

Trong đó:

khai thác cảng container: tổng sản lượng container đến cảng trong năm (TEU).

khai thác cảng container: tổng số cầu bến cont của cảng (cầu bến).

Chỉ số hiệu suất khai thác cầu bến khai thác cảng container : khối lượng hàng hóa thông qua bến trên 1m dài cầu bến dùng đánh giá thời gian sử dụng hiệu quả của cầu tàu, công nghệ bốc xếp hàng hóa.

(Cao: khai thác cảng container   , Trung bình: khai thác cảng container, Thấp:  khai thác cảng container)

Bảng 3. Thống kê hiệu suất khai thác cầu bến tại một số cảng container Việt Nam

khai thác cảng container

Hiệu suất khai thác cầu bến các cảng container tại Việt Nam còn rất thấp so với các cảng hiện đại trên thế giới (cảng Yangshan, Trung Quốc: 0,005 Tr.Teu/năm và cảng Singapore: 0,00171 Tr.Teu/năm). Phần lớn các cảng container chỉ đạt mức trung bình và thấp, điều này cho thấy khả năng khai thác của nhóm cảng container chưa hiệu quả. Theo thống kê, chỉ số chiều dài bến trên diện tích khu đất của cảng container Việt Nam là khá lớn hơn so với các cảng container trên thế giới, nhưng sản lượng hàng hóa lại thấp hơn rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến những tình trạng trên có thêể do trang thiết bị chưa chuyên dụng và hiện đại, cầu bến hoạt động chưa hết khả năng, thời gian lưu kho hàng hóa lâu, bến chưa sử dụng hết năng suất thiết kế.

  • Hiệu suất khai thác cổng

Sản lượng thông qua 1 làn xe:

khai thác cảng container(lượt xe/làn xe-năm)

Trong đó:

khai thác cảng container: Sản lượng thông qua của 1 làn xe.

khai thác cảng container: sản lượng thông qua cổng.

khai thác cảng container: tổng số làn xe của cổng ra, vào bến container.

Hiện nay, một số cảng container tại Việt Nam đã tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ tiên tiến và phát triển cảng thông minh đã mang lại hiệu quả thiết thực giúp giảm đến 50% thời gian quản lý tại cổng cảng container vào hạ bãi và xuất hàng ra cổng. Tuy nhiên, việc quản lý tự động hóa trong hoạt động cảng container vẫn ở mức thấp, chưa có khả năng đầu tư rộng.  Ngoài ra, công tác quy hoạch cảng mới chủ yếu tập trung vào phát triển hạ tầng bến cảng, chưa chú trọng đồng bộ với các vấn đề phát triển giao thông kết nối nên gây ùn tắc ở cảng biển, làm giảm hiệu suất khai thác cổng cảng.

  • Năng suất lao động của bến container

Năng suất lao động bình quân toàn cảng trong năm:

khai thác cảng container (TEU/người-năm)

Trong đó:

khai thác cảng container: năng suất lao động bình quân của bến container.

Qtq: tổng sản lượng thông qua.

Kxd: hệ số xếp dỡ của bến container.

Nlđ: tổng số lao động của bến container.

Năng suất lao động tại các cảng container hiện nay tại Việt Nam vẫn đang ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Đặc biệt, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động bốc xếp hàng hóa gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác tại các cảng container. Cùng với đó, trình độ lao động (đặc biệt lao động cơ giới tại cảng container) còn thiếu và yếu nên làm cho năng suất lao động bình quân của bến container vẫn chưa ở mức cao.

3. Giải pháp nâng cao hiệu suất khai thác cảng container tại Việt Nam

Cảng container tại Việt Nam hiện nay hầu hết là các cảng biển có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế biển của cả nước. Vì vậy, nâng cao hiệu suất khai thác nhằm tận dụng được toàn bộ nguồn lực của nhóm cảng này, đồng thời củng cố chất lượng dịch vụ của cảng để đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước ngày một gia tăng.

- Cần đổi mới công tác quy hoạch hệ thống cảng biển. Công tác quy hoạch cần được xem là chiến lược dài hạn. Do hoạt động đầu tư phát triển cảng biển, đặc biệt là cảng container có nhu cầu vốn rất lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, chịu nhiều biến động của nền kinh tế. Đồng thời, nhu cầu về khối lượng vận chuyển ngày càng tăng cao trong khi thời gian xếp dỡ, vận chuyển đòi hỏi phải rút ngắn tối đa.Vì vậy, việc quy hoạch hệ thống cảng hợp lý sẽ là cơ sở để cảng khai thác hết những lợi thế về khả năng kết nối cũng như sử dụng tối đa được công suất thiết kế cầu bến, kho bãi. Thiết bị xếp dỡ với vốn đầu tư lớn, cần được bố trí hợp lý trong quy hoạch cảng để hoạt động đạt công suất cao nhất khi đưa vào sử dụng trong thời gian lâu dài. Chủng loại, công suất của thiết bị cần được xem xét khi đầu tư để phù hợp với thời gian sử dụng lâu dài trong điều kiện sản lượng có thể thay đổi rất lớn trong những năm tiếp theo. Diện tích cầu bến cùng với thiết bị xếp dỡ cần được bố trí thích hợp tận dụng hiệu quả diện tích cầu bến và tăng công suất thiết bị hoạt động lên mức tối ưu.

- Quy hoạch cảng không chỉ cần chú ý đến tính kết nối giao thông trong nội bộ cảng mà còn tăng tính kết nối giữa cảng với mạng lưới giao thông khác. Để tăng hiệu suất khai thác cảng tức là các thiết bị, phương tiện trong cảng cần có hệ thống vận tải thông suốt, tránh hiện tượng tắc nghẽn, dồn ứ trong nội bộ cảng. Ngoài ra, cần đặc biệt chú trọng đến khả năng kết nối giữa cảng với các phương thức khác bên ngoài cảng: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa,… Công tác quy hoạch hiệu quả sẽ giúp giao thông bên trong cảng thông suốt, đồng thời kết hợp với khả năng kết nối hợp lý bên ngoài sẽ giảm sự ùn ứ hàng hóa từ cảng đi cũng như hàng hóa từ nội địa đến cảng.

- Bên cạnh những cơ sở hạ tầng, thiết bị xếp dỡ trong cảng thì yếu tố con người là một yếu tố then chốt để nâng cao hiệu suất khai thác cảng. Hầu hết các cảng hiện đại ngày nay sử dụng các phần mềm quản lý để có thể sắp xếp hàng hóa, phương tiện cũng như bố trí lao động hoạt động một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, mỗi người lao động tại cảng cũng phải có đủ trình độ chuyên môn, sự am hiểu về nghiệp vụ tác nghiệp để có thể rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, giảm những sự cố gây mất an toàn cho người và hàng hóa trong quá trình tác nghiệp. Từ đó, người lao động sẽ nâng cao năng suất làm việc của bản thân, góp phần nâng hiệu suất khai thác cảng nói chung.

4. Kết luận

Phát triển hệ thống cảng biển theo quy hoạch tổng thể và thống nhất là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Thông qua một số chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu suất khai thác cảng container tại Việt Nam cho thấy: hiệu suất khai thác cảng container hiện nay vẫn đang ở mức thấp, chưa đạt công suất thiết kế do nhiều nguyên nhân gây ra như trang thiết bị lạc hậu, công tác quy hoạch cảng chưa chú trọng đến việc kết nối giao thông để giảm tải cho hoạt động tại cảng. Bên cạnh đó, số lượng và trình độ lao động cũng chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu khai thác tại cảng làm hạn chế hiệu suất khai thác cảng container.

Tuy nhiên, hệ thống cảng container hiện nay đã được Nhà nước chú trọng đầu tư nhưng cần có những chính sách cụ thể và hợp lý hơn trong công tác quy hoạch để hạn chế những điểm yếu trên nhằm giúp hệ thống cảng container của Việt Nam đạt được hiệu suất khai thác cao nhất, góp phần vào tiến trình phát triển chung của đất nước.

Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Giao thông vận tải trong đề tài mã số T2022-KT-009.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Bộ Giao thông Vận tải (2017). Quyết định Phê duyệt qua hoạch chi tiết nhóm cảng biển 1,2,3,4,5,6, giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
  2. Cục Hàng hải Việt Nam (2020). Website: http://www.vinamarine.gov.vn.
  3. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (2021). Đẩy mạnh phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Truy cập tại: http://vasi.gov.vn/pages/day-manh-phat-trien-he-thong-cang-bien-viet-nam-tr-870d.aspx
  4. Đặng Dương (2021). Cảng biển và logistics - Nhìn lại một hành trình phát triển. NXB Dân Trí.

ANALYZING THE UTILIZATION RATE OF VIETNAMESE CONTAINER PORTS VIA SOME EVALUATION CRITERIA

Master. Pham Thi Thu Hang

University of Transport and Communications

Abstract:

Evaluating the utilization rate is always an important goal to improve the performance of of container ports. Although the seaport system in Vietnam has been invested an developed, the performance of seaports is still low. This paper analyzes the criteria to generally evaluate the performance of container ports in Vietnam, and proposes some solutions to ỉmprove their performance.

Keywords: container port, utilization rate.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 14, tháng 6 năm 2022]