Người nào không nên ăn chay

Ăn chay mang lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khoẻ như giảm cân, ngăn ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ não, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường... Tuy nhiên không phải ai sử dụng đồ ăn chay cũng tốt. Ăn chay không phù hợp với một số đối tượng dưới đây.

1. Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú

Khi mang thai hoặc cho con bú phụ nữ cần cung cấp nhiều dưỡng chất hơn cho cơ thể để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ trong giai đoạn này nếu ăn chay sẽ thiếu vitamin B12, thiếu sắt, kẽm, đồng...vì các vi chất này có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật. Phụ nữ có thai ăn chay thường xuyên thiếu máu dẫn đến sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc sinh non.

Nếu thai phụ tăng cân quá mức muốn ăn chay thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Ăn chay
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ăn chay

2. Trẻ em đang trong độ tuổi tăng trưởng

Trẻ em trong độ tuổi tăng trưởng cần một nguồn dinh dưỡng đầy đủ để phát triển trí tuệ và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Vì vậy trẻ em trong độ tuổi này nếu ăn chay thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu đang tăng cao của cơ thể, từ đó hạn chế sự phát triển.

Trẻ em
Trẻ cần bổ sung dưỡng chất đẩy đủ để tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh

3. Người gầy yếu, thiếu máu, suy kiệt sức khoẻ

Ở người thiếu máu bị thiếu hụt chất sắt, nếu áp dụng chế độ ăn chay không thịt thì lượng chất sắt sẽ càng thiếu hụt nặng hơn và tình trạng thiếu máu sẽ càng trở nên tồi tệ.

Người gầy yếu, suy kiệt sức khỏe cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ đa dạng các nguồn thực phẩm để chống chọi lại với bệnh tật và nhanh chóng hồi phục.

NGười gầy yếu
Người gầy yếu thiếu máu, suy nhược cơ thể tuyệt đối không nên ăn chay

4. Nam giới dưới 60 tuổi

Chế độ ăn chay sử dụng đậu phụ và các sản phẩm chế biến từ đậu tương chứa nhiều hàm lượng nội tiết tố nữ vì vậy nam giới không nên sử dụng quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến sinh lý nam giới.

Nam giới
Nam giới dưới 60 tuổi không nên ăn chay để tránh gây ảnh hưởng đến sinh lý

5. Người mắc bệnh ung thư

Người mắc bệnh ung thư phải điều trị bằng rất nhiều các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hoá trị dẫn đến gầy sút, suy kiệt sức khoẻ. Người bệnh cần một chế độ ăn lành mạnh, đa dạng, phong phú, cung cấp đầy đủ năng lượng để đáp ứng được với các phương pháp điều trị.

Ung thư
Người bị bệnh ung thư cần phải ăn uống đầy đủ dinh dưỡng 

6. Người bị viêm loét dạ dày

Rau củ chứa nhiều gluten không tốt cho những người bị viêm loét dạ dày. Sử dụng chế độ ăn chay có nhiều rau củ sẽ khiến cho người bị bệnh viêm loét dạ dày không hấp thu được dinh dưỡng đầy đủ, gây nên tình trạng thiếu chất.

Viêm loát dạ dày
Sử dụng ăn chay nhiều rau củ sẽ khiến bệnh đau dạ dày nặng hơn

Hiện nay việc ăn chay đang ngày càng được phổ biến vì ăn chay nhìn chung rất tốt cho sức khoẻ song không có nghĩa là ăn chay hoàn toàn có lợi cho tất cả mọi người. Một người có thể ăn chay một vài lần trong tháng để đảm bảo cơ thể loại bỏ những độc tố gây hại nhưng nếu có ý định ăn chay lâu dài nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe.

7. Người thiếu máu

Trong thức ăn có nguồn gốc động vật có nhiều vi chất dinh dưỡng như chất sắt tái tạo máu, kẽm, vitamin B12 và một số loại vitamin khác…

Tuy nhiên trong thức ăn có nguồn gốc thực vật, các loại chất này cũng có nhưng rất ít, nếu bạn ăn chay trong một thời gian dài sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, phản ứng chậm.

Thiếu máu
Một bữa ăn chay đơn điệu thiếu chất sẽ gây tình trạng thiếu máu trầm trạng

Nếu bữa ăn chay của bạn quá đơn điệu, chỉ có riêng rau luộc chấm tương hoặc chấm muối, cháo hoặc cơm không với một chút muối không sẽ gây ra tình trạng thiếu máu trầm trọng.

 

Nguyên Vy t/h