Con số này cho thấy các nước trong nhóm G20 vẫn đang tiếp tục áp dụng mạnh các biện pháp bảo vệ thị trường nội địa. Trong đó, chống bán phá giá là công cụ được các nước trong nhóm G20 tích cực sử dụng nhất, tiếp theo là chống trợ cấp và tự vệ thương mại.

Chống bán phá giá

Trong 6 tháng đầu năm 2015, số lượng các cuộc điều tra chống bán phá giá do các nước thuộc khối G20 khởi xướng chỉ là 78 vụ, con số này sụt giảm mạnh so với mức 115 vụ trong 6 tháng cuối năm 2014.

Tổng thể chung, số cuộc điều tra chống bán phá giá trong giai đoạn từ tháng 7/2014 đến tháng 6/2015 đã giảm 20% so với giai đoạn từ tháng 7/2013 đến tháng 6/2014. Qua 4 kỳ theo dõi dữ liệu cho thấy số cuộc điều tra chống bán phá do Australia và Hàn Quốc khởi xướng đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, các quốc gia như Liên minh châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Mexico lại có xu hướng gia tăng áp dụng điều tra chống bán phá giá.

Các mặt hàng kim loại là đối tượng bị điều tra chống bán phá giá nhiều nhất trong thời gian qua, chiếm từ 30 - 40% tổng số cuộc điều tra chống bán phá giá trong 4 kỳ theo dõi; tiếp theo là các sản phẩm hóa chất (chiếm từ 19 - 28%) và các sản phẩm nhựa và cao su (chiếm từ 12 - 16%).

Trong đó, các mặt hàng sắt thép chiếm tới gần 80% tổng số vụ điều tra chống bán phá giá đối với các mặt hàng kim loại và các sản phẩm sắt thép xuất xứ từ Trung Quốc là đối tượng bị điều tra nhiều nhất (14 vụ), tiếp theo là Ấn Độ (7 vụ) và Hàn Quốc (6 vụ). Đáng chú ý, trong giai đoạn từ tháng 7/2014 - 6/2015, nhiều quốc gia đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá cùng một lúc nhiều loại sản phẩm thép.

Biểu đồ 1: Số biện pháp hạn chế thương mại được các nước G20 áp dụng (trung bình tháng)

(Nguồn: Tổ chức Thương mại Thế giới, WTO)

Biểu đồ 2: Các nhóm mặt hàng bị  G20 điều tra chống bán phá giá giai đoạn tháng 1 - 6/2015

(Nguồn: Tổ chức Thương mại Thế giới, WTO)

Kiện chống trợ cấp

Số lượng các vụ kiện chống trợ cấp do thành viên khối G20 thực hiện trong giai đoạn nửa đầu năm 2015 cũng đã giảm xuống đáng kể so với các giai đoạn trước đây. Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia tiến hành nhiều vụ kiện chống trợ cấp nhất với 24 vụ việc trong giai đoạn từ tháng 7/2013 - 6/2014 và 17 vụ việc trong giai đoạn từ tháng 7/2014 - 6/2015. Ngược lại, Canada là quốc gia thực hiện ít vụ kiện chống trợ cấp nhất với 14 vụ việc trong cùng kỳ.

Tương tự với các cuộc điều tra chống bán phá giá, các sản phẩm kim loại là đối tượng chịu điều tra chống trợ cấp nhiều nhất, chiếm tới 50% tổng số cuộc điều tra được khởi xướng và 85% trong số đó là liên quan đến các mặt hàng sắt thép. Các mặt hàng bị điều tra chống bán phá giá nhiều khác là các sản phẩm hóa chất (chiếm 19%) và nhựa (chiếm 11%). Một số các mặt hàng khác cũng bị điều tra chống bán phá giá nhiều gồm: giấy, hàng gia dụng, máy móc và dệt may.

Số cuộc điều tra chống trợ cấp do một số quốc gia G20 khởi xướng

Quốc gia

Tháng 7 - 12/2013

Tháng 1 - 6/2014

Tháng 7 - 12/2014

Tháng 1 - 6/2015

Australia

0

2

0

0

Canada

0

3

9

2

Trung Quốc

1

0

0

0

EU

4

1

1

0

Hoa Kỳ

12

12

6

11

Tổng số

18

19

18

14

(Nguồn: Tổ chức Thương mại Thế giới, WTO)

Tự vệ thương mại

Biện pháp tự vệ thương mại không được các nước G20 sử dụng thường xuyên trong giai đoạn từ tháng 7/2013 - 6/2015. Trong nửa cuối năm 2013, không thành viên nào của G20 áp dụng biện pháp tự vệ thương mại tuy nhiên trong nửa đầu năm 2014, đã có 10 biện pháp tự vệ thương mại được các nước G20 áp dụng. Trong giai đoạn từ tháng 7/2014 - 6/2015, số biện pháp tự vệ thương mại được sử dụng giảm xuống còn 5. Theo thống kê, Ấn Độ là quốc gia sử dụng các biện pháp tự vệ thương mại nhiều nhất với 7 vụ việc, tiếp theo là Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ với 4 vụ việc cho mỗi nước.

Trong nửa cuối năm 2013, đã có 49 vụ điều tra chống bán phá giá diễn ra đối với các mặt hàng kim loại trên tổng số 144 vụ việc. Trong năm 2014 và nửa đầu năm 2015, con số này lần lượt là: 80 và 27 vụ việc.