Những giải pháp khắc phục hạn chế trong vận dụng các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn tại các công ty thủy sản niêm yết ở Việt Nam

THS. NCS PHẠM THỊ THÙY VÂN (Khoa Kế toán - Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp)

TÓM TẮT:

Bài viết đi vào thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phân tích hiệu suất sử dụng vốn tại các công ty thủy sản ở Việt Nam, đánh giá những hạn chế trong việc sử dụng các chỉ tiêu này, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục hạn chế trong việc vận dụng các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn tại các công ty thủy sản niêm yết ở Việt Nam.

Từ khóa: Hiệu suất sử dụng vốn, công ty thủy sản, niêm yết, phân tích.

1. Đặt vấn đề

Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hàng năm. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan năm 2019, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt gần 9 tỉ USD - chiếm 3,6%. Do có những lợi thế nhất định về tự nhiên, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và lao động đã giúp ngành Thủy sản phát triển và đạt được những thành tựu. Tuy nhiên, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng lớn, việc hàng loạt các thị trường lớn nhưng khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản đặt ra những hàng rào phi thuế quan cho các mặt hàng nhập khẩu về thủy sản, như: chống bán phá giá, kiểm định chất lượng sản phẩm… cùng với đó là sự cạnh tranh với những doanh nghiệp thủy sản của các nước khác, và sự biến đổi khí hậu theo chiều hướng tiêu cực đã phần nào làm ảnh hưởng đến nguồn cung của nguyên vật liệu, chất lượng nguyên vật liệu sản xuất, chế biến của các doanh nghiệp thủy sản nói chung và những công ty thủy sản niêm yết nói riêng.

Từ những cơ hội và thách thức trên, đòi hỏi các doanh nghiệp thủy sản phải không ngừng đổi mới về mọi mặt để có thể cạnh tranh và phát triển. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp thủy sản cần nâng cao hiệu quả kinh doanh, trong đó nâng cao hiệu suất sử dụng vốn được coi là một trong những biện pháp được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đặc biệt đối với những công ty niêm yết, việc huy động vốn sẽ dễ dàng hơn các công ty khác, tuy nhiên nếu hiệu quả kinh doanh không cao thì việc thu hút vốn đầu tư qua phát hành cổ phiếu sẽ không có hiệu quả. Đồng thời theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), các doanh nghiệp niêm yết phải công bố các chỉ tiêu về tình hình tài chính, trong đó có các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn, nhằm minh bạch thông tin cho các nhà đầu tư.

2. Thực trạng

Hiện nay, ba sàn chứng khoán Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và sàn Upcom đang có 26 công ty thủy sản niêm yết. Tuy nhiên, trong quá trình tác giả phát phiếu khảo sát về phân tích hiệu suất sử dụng vốn, có 22 DN trả lời hợp lệ (đạt 84,62%), 4 DN không trả lời. Tỉ lệ phiếu hợp lệ đạt 84,62%, đủ lớn để suy rộng đặc điểm của mẫu nghiên cứu thành đặc điểm của tổng thể.

Trong số 22 phiếu hợp lệ, có 18 phiếu cho thấy DN có quan tâm và thực hiện phân tích hiệu quả kinh doanh, 4 DN còn lại đều chưa quan tâm và thực hiện công tác này. (Bảng 1)

Bảng 1. Các DN quan tâm và thực hiện phân tích hiệu quả kinh doanh

Tên công ty

Mã chứng khoán

Sàn giao dịch

Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong

AAM

HOSE

Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre

ABT

HOSE

Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cửu Long An Giang

ACL

HOSE

Công ty cổ phần XNK Thủy sản An Giang

AGF

HOSE

Công ty Cổ phần Nam Việt

ANV

HOSE

Công ty Cổ phần Thủy sản Bạc Liêu

BLF

HNX

Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản và XNK Cà Mau

CMX

HOSE

Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

FMC

HOSE

Công ty Cổ phần Hùng Vương

HVG

HOSE

Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản

ICF

UPCOM

Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền

NGC

HNX

Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu

SJ1

HNX

Công ty Cổ phần NTACO

ATA

UPCOM

Công ty Cổ phần Thủy sản Việt An

AVF

UPCOM

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú

MPC

UPCOM

Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Miền Trung

SPD

UPCOM

Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn

VHC

HOSE

Công ty Cổ phần Chế biến và XNK Thủy sản Cadovimec

CAD

UPCOM

            Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát

Phiếu khảo sát tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm cho toàn bộ câu hỏi trong đó, các câu hỏi được đánh giá trên khía cạnh “Mức độ thực hiện”, giá trị điểm số bằng nhau ở mỗi nấc thang được hiểu là có sự tương đương giữa 2 khía cạnh này. Các điểm thuộc mỗi thang đo lần lượt như sau: thang đo “Mức độ thực hiện” gồm: 1. Hầu như không, 2. Thấp, 3. Trung bình, 4. Khá tốt, 5. Rất tốt. Sau khi thu được kết quả khảo sát, tác giả tiến hành chạy lệnh trên phần mềm SPSS và được kết quả thống kê về mức độ thực hiện các chỉ tiêu phân tích hiệu suất sử dụng vốn của các công ty thủy sản niêm yết như sau: (Bảng 2)

Bảng 2. Kết quả thống kê về mức độ thực hiện các chỉ tiêu phân tích hiệu suất sử dụng vốn của các công ty thủy sản niêm yết

Mức độ thực hiện chỉ tiêu phân tích hiệu suất sử dụng vốn

 

Mã hóa

Nội dung đánh giá

N

Minimum

Maximum

Mean

Std. Deviation

Variance

n152

Phân tích chỉ tiêu “Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh”

18

2

3

2.94

.236

.056

n162

Phân tích chỉ tiêu “Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn’’

18

2

3

2.06

.236

.056

n172

Phân tích chỉ tiêu “Kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn’’

18

2

3

2.11

.323

.105

n182

Phân tích chỉ tiêu “Số vòng luân chuyển vốn lưu động’’

18

2

2

2.00

0.000

0.000

n192

Phân tích chỉ tiêu “Kỳ luân chuyển vốn lưu động’’

18

2

2

2.00

0.000

0.000

n202

Phân tích chỉ tiêu “Số vòng quay hàng tồn kho’’

18

3

3

3.00

0.000

0.000

n212

Phân tích chỉ tiêu “Kỳ tồn kho bình quân”

18

2

2

2.00

0.000

0.000

n222

Phân tích chỉ tiêu “Số vòng thu hồi nợ”

18

2

3

2.39

.502

.252

n232

Phân tích chỉ tiêu “Kỳ hạn thu hồi nợ bình quân’’

18

2

3

2.12

.332

.110

n242

Phân tích chỉ tiêu “Hiệu suất sử dụng vốn cố định’’

18

2

3

2.11

.323

.105

Valid N (listwise)

 

18

         

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát

Qua Bảng 2 có thể thấy, các công ty thủy sản niêm yết thực hiện các chỉ tiêu phân tích hiệu suất sử dụng vốn còn ở mức chưa cao. Cụ thể chỉ tiêu được thực hiện ở mức cao nhất là mức “Trung bình” với Mean là 3,00 là chỉ tiêu “số vòng quay hàng tồn kho”, tiếp đến là chỉ tiêu “Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh” với Mean là 2,94. Các chỉ tiêu còn lại đều ở mức thấp với Mean từ 2,00 đến 2,39.

Khảo sát thực tế tại Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền năm 2018 và Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong năm 2018 như sau: (Bảng 3)

Bảng 3. Các chỉ tiêu phân tích hiệu suất sử dụng vốn tại

Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền

Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2017

Biến động

Hiệu suất sử dụng VCĐ

4,11

4,51

-0,4

Vòng quay hàng tồn kho

5,28

7,09

-1,81

Nguồn: BCTN năm 2018 của Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền

Bảng 3. Các chỉ tiêu phân tích hiệu suất sử dụng vốn tại

Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong

Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2017

Biến động

Doanh thu thuần/tổng TS

0,95

0,89

0,06

Vòng quay hàng tồn kho

3,37

2,86

0,51

Nguồn: BCTN năm 2018 của Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong

Báo cáo nhận định như sau: so với năm 2017 thì năm 2018 hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tốc độ luân chuyển hàng tồn kho đều có mức tăng đáng kể, đặc biệt tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng 0,51 lần. Điều này chứng tỏ sự cố gắng trong việc nâng cao hiệu suất sử dụng vốn của công ty. (Bảng 3)

Như vậy, qua thực trạng nội dung phân tích hiệu suất sử dụng vốn của các Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong và Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền cho thấy, nội dung phân tích hiệu suất sử dụng vốn của các công ty chỉ mới có những thông tin về chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng tài sản cố định hoặc doanh thu thuần/tổng tài sản, mà thiếu các chỉ tiêu về tình hình luân chuyển vốn ngắn hạn, tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu.

3. Các giải pháp

Một là, chỉ tiêu phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh: Tiếp tục sử dụng các chỉ tiêu phân tích mà các công ty thủy sản niêm yết đang sử dụng. Riêng chỉ tiêu doanh thu thuần/tổng tài sản gọi là hiệu suất sử dụng VCĐ và được tính theo công thức sau:

Hiệu suất sử dụng VCĐ (Hskd)

=

Tổng DTT&TN (DT)

 

VKD bình quân (Skd)

Hai là, chỉ tiêu phân tích tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn: Sử dụng 2 chỉ tiêu:

Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn (SvNH)

=

Tổng DT&TN (DT)

 

TS ngắn hạn bình quân (SNH)

Kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn (KNH)

KNH

=

Số ngày trong kỳ báo cáo

 

Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn

KNH

=

SNH

 

Luân chuyển thuần bình quân 1 ngày (d)

Ba là, chỉ tiêu phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Sử dụng 2 chỉ tiêu sau:

  • Số vòng luân chuyển vốn lưu động (SV)

Số vòng luân chuyển vốn LĐ (Sv)

=

DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTT)

 

Số dư bình quân về vốn lưu động (S)

  • Kỳ luân chuyển vốn lưu động (K)

 

K

=

Số ngày trong kỳ báo cáo

 

 

Số vòng luân chuyển vốn lưu động

K

=

Số dư bình quân về vốn lưu động (S)

 

 

Luân chuyển thuần bình quân 1 ngày (d)

 

                 

Bốn là, chỉ tiêu phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho: Sử dụng 2 chỉ tiêu sau:

Số vòng quay

hàng tồn kho (SVTK)

=

Giá vốn hàng bán (GV)

 

 

Trị giá hàng tồn kho bình quân (STK)

 

Kỳ tồn kho bình quân (KTK)

=

Số ngày trong kỳ

=

STK

x

Số ngày trong kỳ

(N)

SVTK

GV

                       

Năm là, chỉ tiêu phân tích tốc độ luân chuyển các khoản phải thu:

- Về chỉ tiêu phân tích: Sử dụng 2 chỉ tiêu sau:

Số vòng thu hồi nợ (SVPT)

(Hệ số thu hồi nợ)

=

Doanh thu thuần (bán chịu) (DTT)

 

Nợ phải thu ngắn hạn bình quân(SPT)

 

Kỳ hạn thu hồi nợ bình quân(KPT)

=

Số ngày trong kỳ

=

Nợ phải thu ngắn hạn bình quân (SPT)

x

Số ngày trong kỳ(N)

 

Sáu là, chỉ tiêu phân tích hiệu suất sử dụng vốn cố định:

- Về chỉ tiêu phân tích: Tiếp tục sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ, tuy nhiên mẫu số phải được tính bằng VCĐ bình quân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. TS. Nguyễn Trọng Cơ, Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp 2015, NXB Tài chính.
  2. BCTN năm 2018 của Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền, BCTN năm 2018 của Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong.
  3. Phiếu khảo sát DN.
  4. vn

Solutions to improve the effectiveness of using the capital use efficiency analysis criteria at listed seafood companies in Vietnam

 Ph.D’s student, Master.Pham Thi Thuy Van

Faculty of Accounting, University of Economics and Technology for Industries

ABSTRACT:

This study presents the situation of using the capital use efficiency analysis criteria at seafood companies in Vietnam, assesses the limitations in the use of these criteria, thereby proposing solutions to improve the effectiveness of using the capital use efficiency analysis criteria at listed seafood companies in Vietnam.

Keywords: Capital use efficiency, seafood companies, listing, analysis.