Phú Thọ hiện đứng thứ 4 về diện tích, thứ 3 về sản lượng chè trong số các tỉnh sản xuất chè của cả nước. Nhiều sản phẩm chè xanh, chè đen, chè Ôlong, chè thảo dược… của Phú Thọ không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Đức, Anh, Pakistan.

Do vậy, việc đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất, chế biến chè nhằm nâng cao giá trị và vị thế của cây chè trên thị trường là vấn đề  được ngành Nông nghiệp đặc biệt quan tâm.

Toàn tỉnh hiện có 16.181ha trồng chè (trong đó có gần 4 nghìn ha chè trồng theo quy trình an toàn) với tổng năng suất chè đạt 109,4 tạ/ha, sản lượng 170,15 nghìn tấn; năng suất chè búp tươi bình quân trên diện tích cho sản phẩm đạt 103,68 tạ/ha. Tuy nhiên các vùng trồng chè ở huyện Thanh Sơn, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Yên Lập... chủ yếu là đồi dốc.

Qua quá trình sản xuất, nhiều đồi chè đất bạc màu thoái hóa do rửa trôi dinh dưỡng, thậm chí do bón quá nhiều phân hóa học, đặc biệt là phân đạm trong một thời gian dài. Cây chè mất cân bằng dinh dưỡng, lá mỏng, búp bé, cây yếu, dễ nhiễm sâu bệnh, người trồng chè sử dụng quá nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng lớn đến chất lượng búp chè, ô nhiễm nguồn nước và đất.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản: “Trong sản xuất và chế biến chè tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, vấn đề ATTP luôn phải đặt lên hàng đầu. Do vậy, ngành Nông nghiệp sẽ tăng cường công tác quản lý chất lượng vệ sinh ATTP, quản lý nhà nước về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nguyên liệu chè búp tươi, hướng dẫn nông dân phun trừ hiệu quả, đảm bảo an toàn cho sản xuất. Giới thiệu và công bố các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống chè, vật tư nông nghiệp đảm bảo yêu cầu, chất lượng cho người dân được biết…”.

Do vậy, cùng với trồng giống chè mới, biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng, năng suất bền vững cho cây chè là chọn cho được loại phân bón đặc dụng phù hợp điều kiện sinh thái đất và đặc tính nông học của cây chè trên đất Phú Thọ.

che phu tho
Phân bón ĐYT NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè có nhiều ưu điểm vượt trội

Phân nung chảy văn Điển là sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng, trong đó hàm lượng phân lân dễ tiêu15-19%, các dinh dưỡng trung - vi lượng dễ tiêu như Mg,Si, Ca, và nhiều  chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… chiếm trên 80%. Giàu chất kiềm và kiềm thổ nên loại phân bón này không chỉ không gây chua cho đất mà còn bồi dục đất và cải tạo lý hóa tính đất.

Hơn nữa, do phân không tan trong nước nên không bị rửa trôi, chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan và phóng thích ra các Ion A++ ++ vừa có tác dụng khử chua vừa bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng nói chung và cây chè nói riêng. Kết hợp với các chất đạm, kali và các nguyên tố vi lượng để sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK chuyên dùng cho cây chè.

Có nhiều  loại sản phẩm như: ĐYT NPK loại 16.8.8,  16.8.4 , 5:10:3, 10:7:3,  22:5:11,… với tổng hàm lượng dinh dưỡng lên trên 60%; ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P2O5, K2O), các chất trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S… còn có các chất vi lượng như Cu, Mn, Bo, Co, Mo, Zn... rất cần thiết cho sự phát triển của cây chè mà các loại phân bón khác không có.

Phân bón ĐYT NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè vượt trội hơn tất cả các loại phân bón khác ở chỗ cân đối dinh dưỡng đa lượng NPK, giàu dinh dưỡng trung vi lượng, giúp cây chè thỏa mãn dinh dưỡng cả chu kỳ niên vụ, cây khỏe, ít sâu bệnh, năng suất cao đặc biệt giảm tối đa thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản.

Gần đây, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Phú Thọ đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai nhiều mô hình sử dụng phân bón Văn Điển cho chè tại các huyện Thanh Sơn, Yên lập, Đoan Hùng… Các mô hình sản xuất chè an toàn thuộc Dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp” (QSEAP) đạt hiệu quả cao đang xuất hiện ngày càng nhiều tại khắp các vùng trọng điểm sản xuất chè của tỉnh như Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Thanh Sơn...

Từ kết quả các mô hình và thực tế đồi nương chè những năm qua, nhân dân trong tỉnh tin tưởng lựa chọn phân bón văn Điển cho cây chè. Hiện nay, hầu hết các diện tích chè Phú Thọ đã sử dụng phân bón Văn Điển, thậm chí nhiều địa phương đã xây dựng vùng sản xuất chè an toàn, vùng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển giúp chè đanh búp, có màu xanh lá gừng, không xanh đậm như bón phân truyền thống vừa giảm sâu bệnh, tăng chất lượng và giúp năng suất chè Phú Thọ ngày một tăng.

phan bon van dien
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển giúp chè đanh búp, có màu xanh lá gừng

 Kỹ thuật sử dụng phân Văn Điển cho cây chè

1) Bón lót:

Sau khi làm đất kỹ, xẻ rạch cách nhau khoảng 1,2-1,4m. Đào rạch sâu rồi bón phân lót với lượng: Phân chuồng hoai mục 20-30tấn và 1,5- 2 ,0 tấn lân nung chảy Văn Điển để bón cho 1 ha chè.

2) Bón phân cho chè kỳ kiến thiết cơ bản:

Trong 3 năm đầu, sử dụng phân ĐYTNPK 16:8:4, 10:7:3 trung bình mỗi năm bón 400-450 kg/ha, bón 2 lần vào tháng 2-3 và tháng 6- 7; bón cách gốc 20-25cm, làm cỏ kết hợp xới sâu lấp phân

3) Bón phân cho chè kinh doanh (từ năm thứ 4 trở đi). Căn cứ vào lượng búp, lá chè lấy đi mà xác định lượng phân bón.

a) Bón sâu hàng năm vào những tháng cuối năm, khi trời khô rét. Đây là đợt bón phân cơ bản trong năm, cùng với việc đốn chè nhằm giúp cây bớt tiêu hao dinh dưỡng nuôi cành lá trong những tháng mùa Đông; cũng là để cây hồi sức và hồi phục bộ rễ sau gần 1 năm khai thác búp và lá non. Mỗi ha chè bón khoảng 500-600kg  Đa yếu tố NPK 5:10:3, 10:7:3 hoặc 700-800kg phân nung chảy Văn Điển và nhiều phân hữu cơ ủ mục.

b) Bón thúc hằng năm:

- Mỗi ha chè bón khoảng 600-700 kg phân ĐYT NPK 16:8:8, 16:8:4. hoặc  22:5:11

- Có thể chia ra bón sau mỗi lứa chè ; tốt nhất bón 3 đợt vào các tháng 2,3 tháng 5,6 và tháng 8,9.

Cách bón phân Văn Điển

+ Trước khi đốn chè, chỉ cần kẻ rạch sâu 5-10cm giữa 2 hàng chè. Rải đều phân hữu cơ ủ mục (nếu có) và phân nung chảy VĐ hoặc ĐYT NPK vào rạch. Làm cỏ, lấp đất, phủ cỏ, phủ rác (không nên phủ bã mía, mùn cưa). Sau đó đốn chè và tủ gốc chè

+ Bón phân thúc vào những tháng hái búp:

Chọn ngày tạnh ráo (trước khi trời mưa hoặc sau mưa khi đất còn ẩm, không nên bón khi trời đang nắng hạn), ghé lưỡi cuốc tạo rạch sâu 3-5cm giữa 2 hàng chè rồi rải phân vào rạch, sau đó lấp đất, phủ rác.