Phân bón Văn Điển trên đất cam sành Hà Giang, Tuyên Quang

Cam sành có giá trị bổ dưỡng, ruột quả màu vàng, ngọt mát; trồng cam cho hiệu quả kinh tế cao. Hà Giang và Tuyên Quang là 2 tỉnh có diện tích cam sành nhiều nhất nước ta, trong những vùng trồng cam tậ

Tuyên Quang có diện tích cam khoảng 7.000ha, trong đó tập trung nhiều nhất ở huyện Hàm Yên gần 5.000ha. Hà Giang có diện tích cam trên 3.200ha, trong đó diện tích cam thời kỳ kinh doanh gần 1.500ha, sản lượng khoảng trên 12 nghìn tấn, giá trị khoảng 200 tỷ đồng. Các giống cam chủ yếu trồng ở 2 tỉnh trên là cam sành, V2, CV1.

Đất trồng cam ở 2 địa phương chủ yếu trồng ở đất đồi dốc, đất chua. Đất dốc các chất dinh dưỡng và phân bón dễ bị rửa trôi, xói mòn khi gặp mưa cộng với quá trình canh tác qua nhiều năm cây cam có thân cao tán rộng, sản lượng lớn nên hấp thu nhiều dinh dưỡng, không những thế lại do tập quán canh tác lạc hậu: không bón phân hữu cơ, đầu tư nhiều phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật làm đất bị thoái hóa nghèo kiệt, độ chua tăng cao, chất trung vi lượng thiếu hụt làm cho năng suất chất lượng cam giảm sút, sâu bệnh xảy ra triền miên nhất là bệnh gân xanh vân vàng có năm thành dịch làm cả vùng cam xơ xác. Nhiều gia đình đã chặt bỏ cam, có thời điểm diện tích cam chỉ còn một nửa. Những năm gần đây xác định cam là cây kinh tế mũi nhọn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống và làm giàu cho đồng bào dân tộc thiểu số; bà con nông dân áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật nhất là sản xuất theo phương pháp Việt GAP trong đó sử dụng phân Văn Điển. Phân Văn Điển đã góp một phần cho những vùng cam hồi sinh, đất đã dần màu mỡ trở lại, sâu bệnh giảm hẳn và đã cho những vụ cam trái ngọt.

Đất chua nông dân thường xuyên phải bón vôi nhưng lại bón loại phân lân có tính chất chua hoặc phân NPK chứa lân có tính chất chua làm cho đất ngày càng chua thêm. Bón nhiều phân đạm urê lượng đạm dư thừa tồn dư dưới dạng Bi urê cùng với lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư do phun quá nhiều các chất độc hại tích tụ gây ngộ độc đất làm cho các loại vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động khó khăn, khiến cây khó hấp thu các chất dinh dưỡng và gây ra các bệnh như thối rễ, gân xanh vân vàng. Lân Văn Điển có tính kiềm với tỷ lệ canxi tương đối cao nên có tác dụng khử chua. Lân Văn Điển là loại phân đa chất vì ngoài dinh dưỡng chính là lân còn có đầy đủ các chất trung, vi lượng. Chất trung, vi lượng ngoài có lợi cho cây trồng giúp tăng năng suất, chất lượng, tăng khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận và sâu bệnh ngoài ra còn có tác dụng khử và trung hòa các chất độc hại, cải tạo nâng cao độ phì của đất giúp cho sản xuất cam hiệu quả bền vững. Lân Văn Điển còn là loại lân chậm tan, chỉ tan trong dung dịch axít yếu do rễ cây tiết ra, cây cần đến đâu phân hòa tan đến đó, phân còn dành cho vụ sau nên rất phù hợp với đất dốc vì sẽ hạn chế sự rửa trôi. Bón loại lân tan nhanh khi gặp nước sau 48 giờ phân tan hết nên sẽ bị rửa trôi nhiều. Các loại phân đa yếu tố Văn Điển chuyên dụng bón cho các loại cây trồng trong đó có phân chuyên dụng bón cho cam do thành phần chính có lân Văn Điển nên cũng có tính năng và tác dụng như vậy. Nó khác với một số loại NPK thông thường là ngoài đạm, lân, kali còn các các chất trung, vi lượng.