ong cuong
Ông Nguyễn Phú Cường Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem)

Ngoài yếu tố nội tại của các đơn vị là sự đoàn kết, phát huy tinh thần sáng tạo, thực hành tiết kiệm, vận hành trang thiết bị bảo đảm an toàn và nâng cao số giờ vận hành mạnh; thì việc tương tác, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các tập đoàn, tổng công ty bạn để phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh chung cũng đem lại sức mạnh tổng hợp, góp phần vào kết quả sản xuất - kinh doanh tích cực của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam năm 2022.

Những con số biết nói

Năm 2022, doanh thu, giá trị sản xuất công nghiệp hay lợi nhuận đều vượt xa so với kế hoạch và so với thực hiện năm 2021.

Cụ thể, doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 62.262 tỷ đồng (doanh thu đạt cao nhất từ trước đến nay), bằng 119% so với kế hoạch năm 2022, tăng 17% so với thực hiện năm 2021; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 61.057 tỷ đồng, bằng 122% so với kế hoạch năm 2022, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021; lợi nhuận ước đạt 6.023 tỷ đồng, tăng hiệu quả 3.890 tỷ so với thực hiện năm 2021. Điểm nổi bật là các nhóm ngành đều có mức tăng trưởng và doanh thu, lợi nhuận khá đồng đều, từ nhóm ngành sản xuất phân bón cho đến nhóm ngành sản xuất cao su, săm lốp ô tô, sản phẩm điện, hóa chất tẩy rửa, hóa chất công nghiệp, thuốc sát trùng.

Trong nhóm những đơn vị thuộc Đề án 1468, sau khi được đưa ra khỏi danh sách vào năm 2021 thì Công ty CP DAP - Vinachem đã đạt kết quả sản xuất - kinh doanh năm 2022 rất tốt với mức tăng lợi nhuận 97%. Còn 3 đơn vị đang trong danh sách cũng có kết quả sản xuất - kinh doanh rất nổi trội, bao gồm Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc tăng hiệu quả 1.695 tỷ đồng: Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình tăng hiệu quả 985 tỷ đồng; Công ty CP DAP số 2 - Vinachem tăng hiệu quả 128 tỷ đồng so với thực hiện năm 2021. Tính chung, các đơn vị thuộc Đề án 1468 ghi nhận mức lãi ước đạt 2.631 tỷ đồng, tăng hiệu quả 2.808 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021.

Ngoài ra, các đơn vị không thuộc Đề án 1468 ghi nhận lãi ước đạt 3.392 tỷ đồng, tăng lãi 47%, tương đương 1.082 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021, trong đó một số đơn vị nổi bật như Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam tăng 175%; Công ty CP Hóa chất Việt trì tăng 152%; Công ty CP Phân lân Ninh Bình tăng 87%; Công ty CP Công nghiệp Cao su Miền Nam tăng 84%; Công ty CP Phân bón và Hóa chất Cần Thơ tăng 81%...

Cần nhìn nhận, kết quả này đặt trong bối cảnh rất khó khăn, đặc biệt giai đoạn đầu năm vẫn có ảnh hưởng của hậu Covid-19 đến lực lượng lao động khi một số người dù đã được tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Cùng với đó, tình hình địa chính trị nhiều khu vực trên thế giới tác động đến chuỗi cung ứng và tác động đến giá nguyên vật liệu đầu vào, đặc biệt là giá năng lượng. Từ đầu năm đến nay, giá than thế giới đã tăng 3 lần, và tại trong nước giá than cũng tăng khoảng 60 - 70% so với đầu năm. Điều này tạo một sức ép rất lớn đối với các đơn vị, cùng với tình hình về tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng được điều chỉnh tăng trong kỳ cuối năm,... tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các đơn vị trong Tập đoàn.

Từ đầu năm đến nay giá than thế giới đã tăng 3 lần, và tại trong nước giá than cũng tăng khoảng 60 - 70% so với đầu năm. Điều này tạo một sức ép rất lớn đối với các đơn vị, cùng với tình hình về tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng được điều chỉnh tăng trong kỳ cuối năm,... tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các đơn vị trong Tập đoàn.

Bất chấp bối cảnh ấy, bức tranh sản xuất - kinh doanh của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam năm 2022 vẫn có những điểm sáng rất đáng khích lệ, đồng đều giữa các đơn vị, là những con số kỷ lục mà từ ngày thành lập Tập đoàn đến nay.

Hoa chat
Các đơn vị tiêu biểu của Tập đoàn nhận cờ Thi đua của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2022

 

Thành tích kỷ lục là kết quả của sự đồng lòng.

Thành tích này là kết quả từ sự cố gắng của cả tập thể người lao động trong Tập đoàn, từ những đơn vị khó khăn cho đến những đơn vị có truyền thống, đều phát huy được sức mạnh tập thể, vượt qua những khó khăn khách quan và thu được kết quả sản xuất - kinh doanh tốt. Bài học của năm 2022 cho thấy, điều quan trọng là phải tạo được sự đoàn kết, đồng lòng trong tập thể Tập đoàn, ở tất cả các đơn vị.

Sự linh hoạt trong phân tích, dự báo để chọn thời điểm quyết định mua hoặc bán cũng là rất cần thiết. Nếu tổ chức sản xuất hợp lý, quyết định thời điểm nào dừng máy bảo dưỡng hay tăng cường huy động cao nhất công suất thiết bị để vận hành đúng điểm rơi của giá đầu vào và đúng điểm cao của giá bán ra thì hiệu quả sản xuất - kinh doanh sẽ đạt được mức cao nhất.

Riêng đối với 3 đơn vị thuộc Đề án 1468, Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị quyết liệt thực hiện liên tục từ năm 2018 đến nay: tiết giảm chi phí; tái cơ cấu quản trị bộ máy theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả; làm chủ công nghệ, thiết bị để tối ưu hóa quá trình vận hành.

Bên cạnh đó, việc tranh thủ được sự phối hợp, tương tác của các Tập đoàn, Tổng công ty khác để thực hiện chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, do vậy việc sử dụng các dịch vụ của các tập đoàn, tổng công ty bạn một cách hiệu quả cũng góp phần vào tạo nên kết quả sản xuất - kinh doanh của Tập đoàn.

Ví dụ như, trong việc vận chuyển hàng hóa của Tập đoàn, phát huy rất cao sự kết nối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Lượng hàng hóa của Tập đoàn Hóa chất thậm chí chiếm tới xấp xỉ 30% tổng lượng hàng hóa của Tổng công ty Đường sắt trong năm vừa qua. Hay để đảm bảo lượng khi than cung ứng cho sản xuất - kinh doanh thì Tập đoàn đã phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV),

Mặt khác, các đơn vị sản xuất trong Vinachem cũng đều là những đơn vị sử dụng nhiều năng lượng nói chung và điện nói riêng, vì vậy việc đảm bảo cung ứng điện đủ và không bị ngắt quãng cũng là một yếu tố hết sức quan trọng để tạo nên thành công của Tập đoàn.

Kết quả mà Tập đoàn có được là sự tổng hòa của rất nhiều yếu tố, trong đó điều quan trọng nhất là mình phải biết tranh thủ được các cơ hội, tranh thủ được các sức mạnh để vượt qua khó khăn, trở ngại. Ngoài yếu tố nội tại của các đơn vị là sự đoàn kết, phát huy tinh thần sáng tạo, thực hành tiết kiệm, vận hành trang thiết bị bảo đảm an toàn và nâng cao số giờ vận hành mạnh; thì việc tương tác, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các Tập đoàn, Tổng công ty bạn để phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh chung cũng đem lại sức mạnh tổng hợp, góp phần vào kết quả sản xuất - kinh doanh tích cực của năm 2022.

Sẵn sàng chinh phục 2023

Theo phân tích của chuyên gia quốc tế và trong nước, 2023 sẽ là một năm rất nhiều thách thức, các đơn vị trong Tập đoàn Hóa chất Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Thứ nhất, chi phí năng lượng đầu vào có nguy cơ tăng cao, như giá điện, giá than.

Thứ hai, giá năng lượng tăng kéo theo giá các loại nguyên liệu đầu vào khác cũng tăng, tạo nên một mặt bảng giá mới trên phạm vi toàn cầu chứ không riêng tại Việt Nam.

Thứ ba, câu chuyện lạm phát ở các quốc gia là thị trường xuất khẩu của nhiều sản phẩm như ắc quy, săm lốp ô tô các loại hay cả phân bón. Lạm phát hay suy thoái kinh tế tại các thị trường này kéo theo sức mua đương nhiên sẽ giảm, tạo nên sức ép rất lớn để giữ được thì phân xuất khẩu. Trong nước, dù tinh hình kinh tế đã ổn định hơn, nhưng lại suối cá tăng, sức mua đã chạm ngưỡng, nhiều yếu tố còn diễn biến khó lường.

Dù có những khó khăn như vậy, nhưng năm 2023. cũng không phải không có điểm sáng về cơ hội.

Thứ nhất, lực lượng lao động đã gắn bó với Tập đoàn, vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất cả khi dịch bệnh Covid-19 hai năm vừa rồi. Đây là yếu tố trung tâm.

Thứ hai, tinh thần đoàn kết của các đơn vị trong Tập đoàn, cũng như mối tương tác của Tập đoàn với các đơn vị bạn trong hệ sinh thái, là yếu tố thuận lợi cho hoạt động của Tập đoàn ở nhiều lĩnh vực đa dạng trong năm 2013 và các năm tới.

Thứ ba, dù thị trường thế giới có nhiều khó khăn nhưng vẫn có điểm sáng là nhu cầu đối với sản phẩm hóa chất trên quy mô toàn cầu vẫn có lực hút nhất định và được đẩy lên cao ở một số thời điểm. Trong khi đó, tình hình giá năng lượng lên cao làm cho một số nhà máy sản xuất hóa chất của thế giới, đặc biệt là ở khu vực châu Âu, phải giảm công suất, thậm chí phải đóng cửa. Nguồn cung ở châu Âu giảm, dẫn đến chuyển dịch nhu cầu sang khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam, và đây chính là cơ hội.

Điều quan trọng nhất của Tập đoàn và các đơn vị thành viên là làm sao phân tích được thời điểm, chuẩn bị tốt nhưng kịch bản phù hợp, đưa ra các quyết sách. đúng dẫn để giảm thiểu tác động của khó khăn và tranh thủ được các cơ hội dù là nhỏ nhất của thị trường, phát huy sức mạnh tổng hợp của nội bộ cũng như các đơn Vị ban nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất - kinh doanh. Với kinh nghiệm và những bài học đó được trong giai đoạn khó khăn vừa qua, Tập đoàn tin rằng năm 2023, tập thể Vinachem sẽ tiếp tục nỗ lực hoàn thành các chi tiêu, kế hoạch đã đăng ký và các nhiệm vụ được cấp trên giao.

                                                 Nguyễn Phú Cường

                                            Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên

                                             Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem)