Tại tỉnh Lâm Đồng: Ngày 20/7 các mặt hàng thuốc tân dược, các loại vật tư, trang thiết bị y tế bảo vệ sức khỏe dùng để phòng, chống dịch và chữa bệnh ổn định. Mặt hàng khẩu trang y tế, thuốc sát trùng, nước rửa tay tương đối dồi dào, không có biến động.

Thị trường hàng hóa bình thường, chưa có tình trạng mua bán dự trữ lương thực, thực phẩm nên giá mặt hàng lương thực, thực phẩm vẫn ổn định chưa có tình trạng găm hàng nâng giá quá mức trên địa bàn. Tuy nhiên, một số mặt hàng rau củ quả tăng nhẹ, như: cà rốt có giá 21.000 đ/kg; Khoai tây giá19.000 đ/kg; Bí đỏ giá 20.000đ/kg; Su hào có giá 22.000đ/kg; Cà chua giá 20.000đ/kg; Cải thảo giá 16.000đ/kg...

Bán hàng không đúng giá niêm yết, 4 cửa hàng Vinmart+ tại Đồng Nai bị phạt

Bán hàng không đúng giá niêm yết, 4 cửa hàng Vinmart+ tại Đồng Nai bị phạt
Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, bình ổn thị trường, lực lượng chức năng ghi nhận, nguồn cung hàng hóa tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam dồi dào, giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng nhẹ

Tương tự, tại Bình Thuận, trong ngày, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả các mặt hàng thiết yếu như thịt lợn, thịt gà, rau rủ tăng nhẹ so với ngày 1/7. Cụ thể, thịt heo, thịt bò tăng 7-12%; gà công nghiệp tăng 11%; gà ta tăng 17%; cá lóc, cá điêu hồng tăng 8%; trứng tăng 43-80%; rau củ quả tăng 50%; chanh, sả, gừng tăng 50%. Riêng trứng gà, trứng vịt tại các cửa hàng Bách Hóa Xanh thuộc các huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Tân, thị xã La Gi và tại các chợ Huy Khiêm, Đức Phú thuộc huyện Tánh Linh không đủ cung ứng trong ngày.

Tại tỉnh Long An, sức mua tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị giảm, nguồn thực phẩm tươi sống đáp ứng như cầu tiêu dùng, giá có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, các loại hàng hóa đóng gói (mì gói, cháo, cá hộp…), có dấu hiệu khan hiếm tại tất các các cửa hàng tiện lợi, siêu thị trên địa bàn tỉnh.

Tại tỉnh Tiền Giang, thị trường hàng hóa tương đối ổn định, hàng hóa dồi dào, giá một số mặt hàng có tăng nhưng mức biến động không lớn. Mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch như: khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn, găng tay… vẫn bảo đảm cung ứng đầy đủ nhu cầu cho người tiêu dùng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh các chợ truyền thống đã thực hiện cấp “Phiếu đi chợ” cho các hộ dân.

Tại tỉnh Bến Tre, trong ngày 21/7, lượng khách hàng đến các siêu thị, cửa hàng bán lẻ tăng so với ngày 20/7. Hàng hóa dồi dào, cơ bản đáp ứng đủ sức mua của người dân.

Tại tỉnh An Giang và Cà Mau: tình hình cung ứng hàng hoá, thực phẩm tươi sống rau, củ, quả, trứng, thịt, cá,... các loại thực phẩm thiết yếu khác tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích và chợ truyền thống, nguồn hàng hóa thiết yếu vẫn đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Rau, củ, quả tăng dao động từ 5.000 đ/kg đến 10.000 đ/kg tùy loại, bằng 25% đến 40%; giá cả mặt hàng thịt lợn giảm nhẹ dao động từ 15% đến 30% so với ngày 1/7/2021.

Tại các tỉnh, thành phố khác, tình hình thị trường hàng hóa tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các chợ truyền thống dồi dào, đáp ứng đậy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, người đi mua hàng giảm do đã mua dự trữ trước đó, lo ngại dịch bệnh nên hạn chế đi mua hàng, một số địa phương phát phiếu đi chợ để hạn chế người dân ra đường. Giá hàng rau củ quả, thịt, cá tăng hoặc giảm nhẹ. Nhiều mặt hàng giảm so với những ngày trước.

Đáng chú ý, trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, bình ổn thị trường, lực lượng chức năng chưa phát hiện hiện tượng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Mặt hàng trứng gà, trứng vịt nhiều nơi vẫn thiếu hàng, giá tăng cao.

Ngoài việc tăng cường kiểm tra kiểm soát, Cục QLTT các tỉnh, thành phố phía Nam đều công khai đường dây nóng của Đội trưởng, Lãnh đạo Cục/Văn phòng Cục QLTT để tiếp nhận và xử lý các phản ánh của người dân về thị trường hàng hóa và công tác phòng chống Covid-19.

Bên cạnh đó, Cục QLTT các tỉnh, thành phố phía Nam cũng thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, tổ chức ký cam kết không đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, không kinh doanh hàng giả, vi phạm pháp luật khác và cử công chức phối hợp với lực lượng chức năng khác chống dịch.