Thiết kế kỹ thuật chuyên ngành và phức hợp của sản phẩm hàng hóa công nghiệp là thiết kế khó khăn nhất để nâng cao sức cạnh tranh

Thiết kế về chỉ tiêu kỹ thuật chuyên ngành và phức hợp là khó khăn nhất trong việc tạo ra một sản phẩm, hàng hóa công nghiệp mới trong việc canh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế

Nguyên nhân là bởi chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật là yếu tố chất lượng chính tạo ra công dụng cho mục đích chính sử dụng của sản phẩm,  nó có sự lựa chọn phương án tối ưu một cách khó khăn trong mối qua hệ với các chỉ tiêu chất lượng khác.  Đó là các chỉ tiêu sau đây với độ tin cậy của chúng: Chỉ tiêu chất lượng ergonomie  (quan hệ sản phẩm và con người sử dụng và môi trường),Chỉ tiêu chất lượng thẩm mỹ công nghiệp, Chỉ tiêu chất lượng thuộc phạm vi các vật liệu tạo ra sản phẩm và năng lượng sử dụng, Chỉ tiêu chất lượng thuộc phạm vi công nghệ và năng lượng trong chế tạo,  Chỉ tiêu chất lượng kinh tế,  Chỉ tiêu phù hợp luật pháp và thuộc phạm vi tính chất xã hội của sản phẩm.

Nói về Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật chuyên ngành và phức hợp:

Nền sản xuất dần dần được cơ khí hóa và tự động hóa, các sản phẩm công nghiệp ngày càng phong phú và đa dạng. Tuy ở các mức độ khác nhau, các sản phẩm công nghiệp thường là các sản phẩm có kỹ thuật đơn ngành ( chuyên ngành) hoặc kỹ thuật  phức hợp các chuyên ngành cơ khí –điện kỹ thuật- điện tử- tin học-trí tuệ nhân tạo- quang học - hóa - sinh vật học…. sản phẩm có thể đơn giản như chiếc chìa vặn dẹt dung năng lượng cơ bắp (thuần cơ khí hoặc có hiện số đo lực, mômen bằng điện tử), cho đến phức tạp như các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng, các tổ hợp thiết bị hàng triệu chi tiết đa ngành kỹ thuật phức tạp với các dạng năng lượng sử dụng khác nhau trong hệ thống tổ hợp đó.

Xuất phát từ tình hình trên, sản phẩm phức hợp thường do nhiều người có kỹ thuật chuyên ngành khác nhau phối hợp thiết kế dưới sự điều khiển của một người chịu trách nhiệm (chủ nhiệm đề tài, kỹ sư trưởng...). Các vấn đề thuộc chỉ tiêu chất lượng này tùy thuộc vào công dụng, mục đích sử dụng sản phẩm. Nó được đề cập tới một cách cụ thể những hiện tượng, quá trình sẽ xảy ra trong quá trình tồn tại và hoạt động của sản phẩm về các phương diện vật lý, hóa học, sinh vật học ở bên trong sản phẩm và trong quan hệ sản phẩm với môi trường tồn tại và hoạt động của nó.

Sử dụng các công cụ tính toán từ đơn giản đến máy tính điện tử, các lý thuyết và các kỹ thuật chuyên ngành, các quy luật vận động, các mối liên hệ giữa các chuyên ngành khác nhau, các phương tiện thí nghiệm, đo lường, kiểm tra... các nhà thiết kế nêu ra định tính, định lượng, cho các vấn đề của chỉ tiêu kỹ thuật như: các thông số hoạt động năng suất, hiệu suất. Trình độ tiên tiến, mức độ hiện đại hóa tự động hóa, điều khiển,  khả năng điều chỉnh, độ bền cơ học, vật lý, hóa học, sinh vật học, độ chính xác, độ nhạy, độ ổn định trong trạng thái cân bằng động, tuổi thọ của sản phẩm v.v... người ta khuyên rằng cần sử dụng các số và dãy số ưu tiên trong việc thiết kế kỹ thuật.

Cuối cùng khó nhất là xác định được độ tin cậy và tuổi thọ của sản phẩm, xác định chỗ yếu trong sản phẩm để có biện pháp bảo vệ và sử lý.

Đôi khi đòi hỏi người ta cần có các biện pháp bảo đảm bí mật của thiết kế như các hồ sơ mật, hoặc sản phẩm tự phá hủy khi bị tháo ra, không thể lắp lại được…

Bên cạnh đó, sản phẩm cũng đòi hỏi có khả năng nhất định để có thể chịu đựng và vượt qua được một số hiện tượng mới lạ nào đó trong quá trình họat động và tồn tại của nó. Lưu ý rằng các hệ điều khiển tự động dung chip điện tử nước ngoài có thể bị khóa chết  bởi nhà sản xuất chip khi có cấm vận hay chiến tranh xảy ra…Cho nên bên cạnh phương án tự động cần có phương án điều khiển, vận hành thủ công, tự động chuyển nguồn năng lượng, như thiết bị y tế cần có hệ chuyển tự động dùng ắc quy dự phòng khi mất điện lưới,…

Sản phẩm phải có khả năng chịu đựng và được bảo vệ trong môi trường khí hậu trong điều kiện và môi trường công tác.

Mỗi một vùng địa lý có khí hậu riêng: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới, vùng lục địa (đồng bằng, rừng núi, ao hồ, sông ngòi...) vùng đại dương... Các tác động của các yếu tố khí hậu đa số theo chiều hướng phá hủy sản phẩm. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Các sản phẩm công nghiệp nhập vào nước ta cần được nhiệt đới hóa. Các sản phẩm công nghiệp nước ta xuất cảng cần có sức chịu đựng trong môi trường khí hậu của nơi sử dụng sản phẩm đó, những vùng khô, ẩm, lạnh, nóng, bức xạ, mưa, gió mạnh, bão, động đất,…

Trong cùng một vùng khí hậu thì điều kiện công tác và môi trường công tác của các sản phẩm cũng rất khác nhau. Các nhà thiết kế cần phải biết sản phẩm mình thiết kế ra sẽ phải chịu đựng các tác động nào của điều kiện và môi trường công tác, để có biện pháp tích cực bảo vệ sản phẩm.

Các tác động đó là: ví dụ như rung, chấn, va đập, điện từ trường, áp suất cao, thấp, nhiệt độ cao thấp, các loại bụi, đất đá, nước các tác động của các hóa chất, tác động của sinh vật (ví dụ như sự phá hủy do nấm mốc, chuột, mối, dán, mọt các loài gậm nhấm và sinh vật khác). Sức chịu đựng trong điều kiện khí hậu và môi trường công tác cần đặc biệt lưu ý cho các sản phẩm điện tử, quang học, cơ khí chính xác, máy và thiết bị hóa chất, nông nghiệp, ngư nghiệp làm đường đi, các máy và thiết bị đo lường nghiên cứu KHKT, khảo sát các môi trường lạ như vũ trụ, trong lòng đất, lòng sông, biển, đại dương, trong cơ thể sinh vật.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, người ta áp dụng phương pháp phỏng sinh học (bionic). Trong quá trình nghiên cứu thiết kế, các nhà khoa học cho rằng thế giới sinh vật được thiên nhiên tạo ra là hết sức hoàn thiện, chúng tồn tại ở trạng thái cân bằng động của môi trường sống tự do, thế giới sinh vật trở thành hết sức hấp dẫn vì chúng ta có thể học tập bắt chước, thâm khảo các sản phẩm tuyệt diệu ấy của thiên nhiên mà đỉnh cao là bộ não con người.

Sử dụng linh hoạt các nguyên lý, phát hiện nguyên lý mới, vật liệu mới, năng lượng mới thay đổi hoàn chỉnh các phương án cũng là các phương pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của của sản phẩm và doanh nghiệp.

Chất lượng kỹ thuật cũng đòi hỏi cách xử lý sản phẩm khi bị hư hỏng, cần sửa chữa, thay thế phụ tùng, chi tiết... sao cho dễ dàng và thuận tiện, kinh tế, nó cũng đòi hỏi quy định về bảo quản, vận chuyển, vận hành, khai thác, bảo hành và tiêu hủy sản phẩm khi bỏ đi….phù hợp, an toàn cho người sử dụng và môi trường theo quy định của luật pháp.

Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật liên quan chặt chẽ với các chỉ tiêu khác. Ví dụ hình dáng các phương tiện giao thông vận tải có tốc độ cao phải phù hợp với các tính toán thủy khí động học, kết quả đó thường cho hình dáng đẹp về mặt thẩm mỹ công nghiệp. Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật có vai trò quan trọng tạo ra công dụng của sản phẩm một khi khả năng này cao hơn nhu cầu sử dụng thực tế thì chỉ tiêu kinh tế bị vi phạm, tức là bị lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng. Với cùng tính năng kỹ thuật, sản phẩm nào có kết cấu đơn giản thì sẽ kinh tế hơn. Việc xác định các hệ số an toàn khi thiết kế cần được chú trọng trong mối quan hệ tổng hợp của chất lượng tối ưu, an toàn cho người sử dụng, cho sản phẩm và tính kinh tế, xã hội.

Quan hệ với chỉ tiêu công nghệ, vật liệu.năng lượng sử dụng trong sản phẩm và trong công nghệ,….

Vật liệu bao gồm các chất liệu cụ thể tạo thành sản phẩm. Chất lượng của chúng cần đáp ứng cho các chỉ tiêu kỹ thuật, ergonomie mỹ thuật, khả năng công nghiệp chế tạo, tính kinh tế và xã hội. Việc chọn vật liệu phải nằm trong các mối quan hệ đó.

Khi thay đổi vật liệu có thể dẫn đến sự thay đổi các chỉ tiêu chất lượng khác. Nhiều khi thiết kế đòi hỏi phải có các loại vật liệu mới và sự xuất hiện các vật liệu mới mở đường cho thiết kế có các sáng tạo phong phú. Nhiều trường hợp phải giữ bí mật về vật liệu. Có sản phẩm do bị lộ bí mật về vật liệu mà mất tính năng sử dụng hoặc kinh doanh.

Tuổi thọ của sản phẩm cũng phụ thuộc vào tuổi thọ của vật liệu, sức bên và độ bền mỏi mệt của vật liệu do dao động, rung, chấn động, va đập, vật liệu bị già hóa do nhiều nguyên nhân. Cũng do vật liệu mới xuất hiện làm cho các sản phẩm được chế tạo từ các vật liệu cũ bị hao mòn vô hình nhanh hơn. Trong hoàn cảnh khó khăn về vật liệu, việc tìm các loại khác có thể thay thế được có ý nghĩa kinh tế rất lớn.

Vấn đề khó là ở chỗ các nhà thết kế chuyên ngành phải biết mối quan hệ kỹ thuật đa ngành và các chỉ tiêu chất lượng khác, thiết kế trưởng phải là người chọn được phương án tối ưu trong việc cân nhắc hệ số ưu tiên quan trọng của các phương án thiết kế.

Điều này các trường đào tạo kỹ sư thiết kế cần lưu tâm.

TS. Lê Trường Sơn