Tham dự buổi làm việc, về phía Hàn Quốc có ông Min Moonki – Tùy viên thương mại Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam; bà Jo Eu Jin, Phó Giám đốc Cơ quan Xúc tiến thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) và ông Lê Jae Eun, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Everpia. Về phía Cơ quan Tổng cục QLTT có đại diện các đơn vị: Văn phòng Tổng cục, Vụ Tổng hợp – Kế hoạch – Tài chính, Cục Nghiệp vụ QLTT.

HÀn Quốc
 Ông Min Moonki – Tùy viên thương mại Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam

Tại buổi làm việc, đại diện Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, KOTRA và doanh nghiệp Hàn Quốc đã quan tâm, đặt nhiều câu hỏi liên quan đến quản lý thị trường tại Việt Nam. Những vấn đề này đã được đại diện Văn phòng, Vụ Tổng hợp – Kế hoạch – Tài chính, Cục Nghiệp vụ QLTT trao đổi thẳng thắn, cởi mở.

Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT Nguyễn Đức Lê cho biết, thời gian qua, đặc biệt là sau khi thành lập Tổng cục QLTT vào 2018, lực lượng QLTT cả nước đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp (tuyên truyền, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường phối hợp, kiểm tra kiểm soát thị trường…), đặc biệt là tập trung nguồn lực triển khai đồng loạt các chương trình kiểm tra trọng điểm.

Một số mặt hàng vi phạm nhãn hàng của Hàn Quốc nổi cộm trong thời gian vừa qua bao gồm: Thời trang; Hàng tiêu dùng; Điện tử viễn thông; Thực phẩm; Vật tư nông nghiệp; Dược phẩm; Mỹ phẩm; Vật liệu xây dựng; Phụ tùng ô tô, xe máy,…. Vi phạm chủ yếu là giả mạo xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền SHTT.

Tổng cụ QLTT
Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT Nguyễn Đức Lê

Liên quan đến những đề xuất của đại diện phía Hàn Quốc, ông Nguyễn Đức Lê cho biết, thời gian tới, để công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các nhãn hiệu của Hàn Quốc đạt hiệu quả, đại diện phía Tổng cục QLTT rất mong nhận được sự phối hợp của Đại sứ quán Hàn Quốc cũng như các doanh nghiệp chủ sở hữu các thương hiệu của Hàn Quốc trong hoạt động cung cấp thông tin; xác nhận hàng hoá giả mạo, xâm phạm quyền, phối hợp xử lý các vi phạm… Tổng cục QLTT cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm nhãn hiệu của Hàn Quốc, góp phần lành mạnh hóa thị trường, tạo điều kiện để doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục phát triển tại Việt Nam.

Theo thống kê từ Cục Sở hữu trí tuệ, trong vòng 10 năm (2011-2021) số đơn đăng ký nhãn hiệu theo nước xuất xứ của Hàn Quốc (bao gồm đơn nộp trực tiếp cho Cục Sở hữu trí tuệ và đơn nộp thông qua Văn phòng quốc tế của WIPO) tại Việt Nam đã tăng hơn 28 lần (năm 2011 là 641 đơn, năm 2021 là 1.810 đơn).