Người dân phải ngậm ngùi đổ xăng kiểu thế này
Nhiều cây xăng đồng loạt đóng cửa chờ... giá!
Tình trạng này xảy ra ngay từ những ngày Tết. Mất điện, hết xăng, máy hỏng, nghỉ tết... đó là những lý do mà các cây xăng trên địa bàn đưa ra. Đành rằng thế, công việc cuối năm ai cũng dễ thông cảm cho nhau. Nhưng tình trạng trên vẫn tiếp tục được duy trì và biến tướng với nhiều chiêu thức cho đến nay.
Ngày 30 Tết, cây xăng Hoằng Thơm - thị trấn Bút Sơn - Hoằng Hóa đã vội đóng cửa thông báo “nghỉ Tết” cho đến khi cơ quan chức năng vào kiểm tra và yêu cầu chủ cây xăng phải mở cửa bán hàng trở lại. Cách đó không xa, là cây xăng CP.Thương mại Hoằng Hóa, một địa chỉ tin cậy xưa nay của người dân Hoằng Hóa và khách vãng lai, thì nay cũng “kín cổng cao tường” theo kiểu sống chết mặc bay.
Một cây xăng trên đường Trần Phú – TP.Thanh Hóa, sử dụng mánh khóe “tử tế” hơn. Theo quan sát của chúng tôi, chủ cây xăng đã dùng chiêu thức bơm ngắt quãng bằng hình thức treo đổi biển xin lỗi khách hàng liên tục; lúc này treo biển xin lỗi khách hàng “giao ban”, lúc khác treo biển “giao ca”, “ăn cơm”... xin nghỉ 1 tiếng. Với cách làm này, chủ cây xăng đã qua mặt được cơ quan chức năng mà khách hàng cũng phải bấm bụng cho qua.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, dọc các tuyến quốc lộ 45, 47, 217 lên phía tây tỉnh Thanh Hóa qua các huyện như: Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Thọ Xuân... nhiều cây xăng vẫn chưa hoạt động hoặc hoạt động bất thường với những lý do trên. Lợi dụng điều này nhiều người dân đã bày bán xăng lẻ bên đường hoặc cạnh các cây xăng với giá “cắt cổ” bằng cách đong múc vào chai, lọ. Nên xảy ra tình trạng “vênh giá”, có thời điểm giá xăng lên tới 28.000đ/lít.
Tại thời điểm giá xăng là 16.500đ/lít, một số cây xăng đã tự động nâng giá. Dù biết mình bị ép giá nhưng khách hàng vẫn phải tặc lưỡi cho qua. Đơn cử, ngày 30 Tết, tại cây xăng thuộc xã Quảng Nham - huyện Quảng Xương đã nâng giá lên thành 17,6đ/lít rồi sau đó “nghỉ Tết” luôn.
Nhiều cây xăng tỏ ra mình “minh bạch”, nhưng lại bán với số lượng nhỏ giọt, chỉ bán cho xe máy, rất ít bán cho xe ô tô hoặc chỉ cho một nhân viên ra phục vụ. Nhiều khách hàng chờ lâu đành bỏ ra về. Anh Nguyễn Văn T, tài xế xe tải vào đổ tại cây xăng Đông Hoa – xã Hải Hòa – huyện Tĩnh Gia cho biết: Tôi định đổ đầy bình để chạy đường xa nhưng nhân viên ở đó không bán. Anh ta nói “Bác thông cảm! Em chỉ bán cho Bác 500.000đ thôi, Bác chạy tạm đến cây khác nhé!”
Nhiều lý do khiến cây xăng dầu đóng cửa!
Hiện tại, Thanh Hóa có 3 “ông chủ” phân phối xăng dầu lớn. Đó là Công ty xăng dầu Thanh Hóa chiếm 60% thị phần, 40% còn lại thuộc về 2 “đại gia” là Công ty Cổ phần Thương mại Miền Núi và công ty Thương mại Thanh Hóa. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết; số lượng cung cấp hàng của các Tổng đại lý lớn từ Trung ương về Thanh Hóa không dồi dào. Các “ông chủ” này phải lặn lội vào tận kho xăng dầu Vũng Áng – Hà Tĩnh lấy ra. Do đó, cước phí vận chuyển lên cao, hàng hóa lại ít nên việc cung ứng cho các đại lý trong thời điểm này là rất khó khăn.
Cũng là lý do khan hiếm hàng, ông Tuấn – Giám đốc đại lý cây xăng Quảng Phong - Quảng Xương lại có cách lý giải khác khi đoàn kiểm tra liên đoàn yêu cầu phải mở cửa bán hàng, ông Tuấn nói: “Cây xăng này là do Công ty xăng dầu Thanh Hóa cung cấp. Trước đây, Công ty xăng dầu Thanh Hóa cung cấp cho chúng tôi được 20 khối/tháng. Bây giờ, tụt xuống còn 4 khối/tháng nên chỉ bán trong vòng 10 ngày là hết xăng. Các anh bảo tôi phải mở cửa thì lấy gì để bán.
Một số đại lý bán lẻ xăng dầu khác biện minh rằng: Trước đây, các cây xăng bán lẻ còn có % chiết khấu từ các đại lý lớn. Ban đầu, từ 100đ/lít xăng, rồi xuống 50đ/lít xăng, cuối cùng còn 0đ/lít xăng. Không có chiết khấu thì chúng tôi lấy tiền đâu ra để bù giá. Nào là giá hao hụt, tiền điện, lương nhân công, lãi suất ngân hàng?
Trước thực trạng bát nháo thị trường xăng dầu khiến dư luận bức xúc. Ngày 11/02, Chi cục QLTT Thanh Hóa đã có công điện khẩn gửi các đội QLTT trực thuộc yêu cầu:
- Các đội QLTT, rà soát tất cả các của hàng kinh doanh xăng dầu thuộc địa bàn phụ trách, phát hiện các cửa hàng găm hàng, tạo sốt ảo, nâng giá gây rối loạn thị trường, xử lý nghiêm theo pháp luật và thường trực theo dõi diễn biến chống hành vi tái phạm;
- Phối hợp với chính quyền địa phương, cách ngành, cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu vi phạm về găm hàng, tạo khan hiếm, nâng giá, gian lận thương mại gây bất ổn thị trường ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân;
- Nếu địa bàn nào để xảy ra tình trạng trên, Đội trưởng Đội QLTT và tổ công tác đó phải chịu kû luật./.
Bát nháo thị trường xăng dầu Thanh Hóa
Trong lúc Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đang tìm phương án điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu thì tại Thanh Hóa nhiều cây xăng lại nằm trong tình trạng “chốt cửa cài then”. Có bán, họa chăng cũng bằng cách