- Nếu chân bị sưng tấy, nhiễm trùng, đau nhức, có cảm giác ngứa ran, tê liệt… phải đến gặp bác sĩ điều trị. Nếu chân bị vết cắt, trầy xước, đau nhói, bầm tím mà không khỏi trong một, hai ngày cũng nên đi bác sĩ ngay.

- Rửa và lau chân thật khô mỗi ngày.

- Lau các vết cắt, vết phồng rộp bằng xà bông ít chất kiềm và rửa lại bằng nước sạch, sau đó thoa thuốc mỡ, thuốc kháng sinh và cố định bằng băng keo.

- Kiểm tra kỹ phần gót chân, phần đầu các ngón chân, đặc biệt là giữa các kẽ chân để phát hiện kịp thời những tổn thương mà đôi khi chân không cảm giác được.

- Lưu ý nhưng chỗ phồng da, đỏ da, trầy xước, nứt nẻ… cũng cần quan tâm đặc biệt đến các đốm da quá lạnh hoặc quá nóng ở bàn chân; các đốm da lạnh là dấu hiệu của những bất ổn trong sự lưu thông máu, các đốm nóng báo hiệu chân bị nhiễm trùng.

- Nếu da chân khô, nên dùng kem giữ ẩm, nhưng không nên thoa giữa các kẽ chân. Nếu chân thường ra mồ hôi, ẩm ướt, nên dùng bột tan (đá tan nghiền thành bột, hòa hương thơm để bôi vào da, cho da mịn và khô).

- Nên đổi giày ít nhất 2 lần trong ngày.

- Khi ngồi nên duỗi thẳng chân, tránh bắt chéo chân. Gập, duỗi các ngón chân, cả bàn chân lên xuống khoảng 5 phút. Thực hiện 2, 3 lần mỗi ngày.

- Sau khi tắm, giũa móng chân thật ngắn và gọn gàng.

- Thường xuyên kiểm tra vớ, chú ý thay những đôi vớ da cũ, mỏng, rách…

- Đến bác sĩ kiểm tra chân mỗi năm để có những chẩn đoán, phát hiện kịp thời.

- Nhờ bác sĩ kiểm tra xem liệu đôi giày bạn mang có thích hợp với tình trạng hiện tại của bàn chân không.