Một số nhà đầu tư đầu tiên của Mỹ vội vàng đổ xô đến Việt Nam (sau khi Lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam được bãi bỏ) đã ra đi cũng nhanh như khi họ đến. Nhiều người trong số họ giờ đây thấy hối tiếc về điều này.
Không khí này đã thay đổi, kể từ những ngày đầu và những dự tính của các nhà đầu tư cũng vậy. Người Mỹ vẫn có xu hướng đến những nơi để có được những cơ hội tại nước đó và Việt Nam là một thị trường tương lai hơn là một thị trường hiện tại cho nhiều công ty Mỹ. Mặc dù thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp đôi trong 5 nănm qua, song hiện nay vẫn ở mức 440 USD/năm - chưa đủ để tiêu thụ các sản phẩm cao cấp. Nhưng giờ đây, những ai không ra đi sau sự say mê ban đầu về thị trường phát triển nhanh có 80 triệu khách hàng này là những người có tầm nhìn xa hơn và đã thành công.
Chẳng hạn, hãng Ford sản xuất xe ô tô tại Hà Nội cho một thị trường trong nước vẫn còn rất nhỏ. Tuy nhiên, Nhà máy này là một trong những cơ sở thành công nhất của Ford trên thế giới, thu lợi nhuận chỉ sau vài năm làm ăn của nước này.
Các nhà sản xuất hàng tiêu dùng cũng có khả năng rất thành công. Nhãn hiệu “Made in USA” gần như là một sự bảo đảm cho thành công ở một đất nước, nơi các sản phẩm của Mỹ có một lịch sử lâu đời và có nhiều sức hấp dẫn. Vaidyanath Swamy, Giám đốc Chi nhánh Việt Nam của Công ty Procter & Gamble nói rằng, nhiều hàng tiêu dùng cơ bản như bột giặt hay sữa cũng rất được ưa chuộng ở Việt Nam.
Và các công ty có công nghệ thông tin hàng đầu như Cisco System, IBM và Inter cũng đang gia tăng sự có mặt của họ ở thị trường sôi dộng này, tuy nhiên vẫn chưa được khai thác hết.
Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam chưa nhiều so với tiềm năng của họ. Theo thống kê của Việt Nam, tính đến tháng 4/2003, Mỹ chỉ đứng thứ 12 trong 60 nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, mặc dù con số này chưa tính đến các khoản đầu tư được thực hiện thông qua các chi nhánh ở châu á của các công ty Mỹ, cũng chưa tính đến các khoản đầu tư đáng kể do các công ty ở châu á thực hiện để bán hàng cho thị trường Mỹ, kể từ khi ký kết Hiệp định thương mại Mỹ - Việt.
Trong khi những dự tính có thể cao hơn, đầu tư của Mỹ cũng không phải là không có ý nghĩa. Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam tổng số 160 dự án với số vốn 1,26 tỷ USD. Trong đó, có 109 dự án về lĩnh vực năng lượng (với số vốn 669 triệu USD), điều này cho thấy, có những cơ hội cho các công ty của Mỹ ở các lĩnh vực khác mà các sản phẩm của Mỹ rất tốt, nhưng chưa được giới thiệu rộng rãi.
Các công ty Mỹ có tiềm năng to lớn trong các lĩnh vực mà họ có thế mạnh truyền thống và ở đó, chất lượng là động lực thúc đẩy chính đối với thái độ của người tiêu dùng - lĩnh vực công nghệ cao. Nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Mỹ vào lĩnh vực công nghệ thông tin chỉ là 22 triệu USD, con số rất nhỏ so với tiềm năng của Mỹ và thị trường đầy triển vọng của đất nước 80 triệu dân này mới khám phá Internet mà đã mê nó rồi.
Làn sóng ra đi của các nhà đầu tư sau những năm đầu đã cho Chính phủ Việt Nam một bài học và thật đáng khen, Chính phủ đã học tốt bài học này. Tóm lại, Việt Nam học được rằng, FDI sẽ không đến chỉ vì Việt Nam cần nó - mà nó phải được kiếm tìm.
ở nơi mà trước đây, Chính phủ thường quyết định địa điểm đầu tư, hình thức sở hữu của các đối tác kinh doanh, các hợp đồng và những sửa đổi, và sau đó yêu cầu các nhà đầu tư xây dựng đường sá của họ và cơ sở hạ tầng trong khu vực đầu tư, thì Việt Nam sau thời kỳ bùng nổ, đang làm việc tích cực để thu hút các doanh nghiệp quốc tế. nhiều nhà doanh nghiệp hiện nay khẳng định chắc chắn rằng, các điều kiện ở Việt Nam tốt hơn bất cứ nơi nào khác trong khu vực, kể cả Trung Quốc.
Thuế suất và những ngày nghỉ là chiếc vé hạng nhất cho nhà đầu tư thậm chí còn tốt hơn cho những ai sản xuất xuất khẩu. Và với một thị trường gần như là trong nước, với 500 triệu dân khắp Khu vực mậu dịch tự do châu á, dễ dàng thực hiện chính sách sản xuất đại trà.
Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp nhanh chóng được cải thiện, nổi bật lên trong những hình dáng in trên nền trời của các thành phố lớn của Việt Nam là những cần cẩu và đường sá, bến cảng đang được nâng cấp hoặc xây dựng mới hoàn toàn trên khắp đất nước này và thậm chí trên khắp Đông Nam á. Giá cước viễn thông đang giảm đi, việc cấp giấy phép đang được đẩy mạnh và giảm bớt những thủ tục phiền hà. Tóm lại, Chính phủ đã bắt đầu hiểu rằng, các nhà đầu tư nước ngoài không phải đương nhiên sẽ đến, mà phải cố gắng hết sức để làm cho họ cảm thấy được hoan nghênh.
Các công ty nước ngoài được cung cấp công cụ để hoạt động và được phép hoạt động khi họ thấy phù hợp trong khuôn khổ của luật pháp.
Trong khi các công ty Mỹ khởi đầu là các công ty liên doanh với các công ty Việt Nam, giờ đây họ muốn thành lập các công ty 100% vốn riêng của họ. Điều này cho thấy rằng, họ cảm thấy dễ chịu hơn với môi trường kinh doanh này. Hệ thống luật đã trở nên minh bạch hơn, có nhiều nhà cố vấn quốc tế hơn đang hoạt động ở Việt Nam và các công ty cảm thấy đủ tự tin để hoạt động độc lập.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã thừa nhận tiềm năng to lớn của một nhóm người nữa mà trước đây đã bị bỏ qua - đó là người Việt Nam ở nước ngoài. Kết hợp giữa kiến thức văn hoá kinh doanh địa phương và ngôn ngữ với kỹ năng học được ở nước ngoài và số vốn đáng kể, Việt kiều đã trở thành một lực lượng phải được tính đến trong nền kinh tế Việt Nam. Những thay đổi về luật pháp đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho Việt Nam trở về và đầu tư tền bạc của họ vào quê cha đất tổ. Theo ước tính, mỗi năm có 3 tỷ USD đổ vào nền kinh tế Việt Nam từ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, chủ yếu thông qua các con đường gia đình, hầu hết số tiền đó được đầu tư trực tiếp vào nhà cửa và các doanh nghiệp nhỏ, con số này đã tăng vọt, đặc biệt là sau khi thông qua Luật Doanh nghiệp mới năm 1997.
Chính những đầu tư gia đình này nằm ngoài những thống kê chính thức, chứ không phải là tiền của các công ty, đang kích thích sự bùng nổ tiêu dùng ở Việt Nam một cách có ý nghĩa, vượt qua những gì mà thu nhập bình quân tính theo đầu người chính thức là 440 USD/ năm có thể tạo ra. Việc Việt kiều nay trở về và mang theo những đồng Đô la mạnh của họ là dấu hiệu mạnh nhất cho thấy, Chính phủ đã có những khuyến khích đúng đắn.