Theo giới phân tích, động thái này của Sabeco không chỉ tạo nên sự đột phá trong bối cảnh thị trường bia Việt Nam đang cạnh tranh quyết liệt với các hãng bia lớn trên thế giới mà một lần nữa khẳng định đẳng cấp số 1 của mình tại thị trường Việt Nam.

Các chuyên gia trong ngành đồ uống thì cho rằng, những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên cơn sốt Saigon Gold chính là:

Thương hiệu lâu đời: Với tuổi đời 142 năm lịch sử, Bia Sài Gòn hiện chiếm 40% tổng sản lượng bia cả nước với sản lượng 1,7 tỷ lít bia. Nhiều sản phẩm của Sabeco được người tiêu dùng trong nước và quốc tế biết đến là Sài Gòn Export, 333, Sài Gòn Special… Theo báo cáo kết quả của Euromonitor International, xếp hạng của Sabeco tính theo sản lượng tiêu thụ là thứ 14 thế giới. Forbes Việt Nam cũng vừa công bố, thương hiệu Sabeco trị giá khoảng 254,5 triệu USD, đứng thứ 4 trong danh sách 40 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2017, sau Vinamilk, Viettel và Vingroup. Giá cổ phiếu SAB cũng đang tăng đều, ở mức 250.000 đồng/cp.

Sự chuẩn bị công phu: Để sản phẩm Saigon Gold có mặt trên thị trường hôm nay, Sabeco đã phải chuẩn bị từ năm 2013. Những cán bộ kỹ thuật giỏi nhất đã được Tổng công ty cử sang Đức để tham gia khóa đào tạo Brewmaster (chuyên viên nấu bia cao cấp) do các giáo sư, tiến sĩ hàng đầu thế giới về ngành bia giảng dạy. Cùng với đó, Sabeco nghiên cứu, đánh giá thị trường, những sản phẩm hiện có, nhu cầu của người tiêu dùng trong nước để quyết định thực hiện một dự án mới. Đồng thời, mời chuyên gia công nghệ hàng đầu đến từ Đức về tư vấn như Tiến sỹ Brewmaster Roland Folz, chuyên gia của Viện nghiên cứu và cung cấp dịch vụ của nhà máy bia Preussen Pils và giám đốc nhà máy cho tập đoàn Oettinger của Đức, Tiến sỹ Boris Gedzov, Giám đốc điều hành và bán hàng của FlavorActive - một chuyên gia về nấu bia của CHLB Đức.

Sản phẩm đột phá: Thiết kế của sản phẩm được chăm chút tỉ mỉ, kỹ lưỡng bởi các nhà thiết kế tên tuổi châu Âu thiết kế theo phong cách hiện đại kết hợp tinh hoa dân tộc Việt Nam. Saigon Gold được tỉ mỉ trau chuốt với hình ảnh rồng vàng tỏa sáng cùng họa tiết trống đồng đậm đà bản sắc. Không chỉ được chăm chút kỹ lưỡng về diện mạo, chất bia vàng óng của Saigon Gold được sử dụng là kết tinh của những nguyên liệu cao cấp, hảo hạng nhất bởi những nhà cung cấp nổi tiếng trên thế giới. "Saigon Gold có sự đậm đà và hương bia thơm nồng, tươi mới của các chủng hoa bia đặc biệt, tạo nên hương vị đặc trưng, độc đáo. Ngoài nguyên liệu được chắt lọc kỹ càng, yếu tố làm nên hương vị tinh tế của bia Saigon Gold là chủng men bia thuần khiết được lưu giữ nghiêm ngặt mang nét đặc trưng riêng biệt”, một chuyên gia về bia của CHLB Đức nhận xét.

Lãnh đạo Sabeco cho biết, “Chúng tôi đặt mục tiêu kết hợp công nghệ nấu bia hiện đại với quy trình sản xuất mang đậm nét truyền thống bởi những bậc thầy nấu bia với hơn 142 năm kinh nghiệm của Bia Sài Gòn".


Phiên bản giới hạn: Đây là loại bia được Tổng Công ty đưa vào danh sách dòng bia cao cấp với giá khoảng 400 nghìn đồng/thùng 24 lon. Là loại sản phẩm giới hạn nên trước mắt chỉ sản xuất khoảng 12 nghìn thùng/tháng.

Do các yếu tố trên nên Saigon Gold trở thành sản phẩm độc đáo, là sản phẩm kết tinh giữa giá trị truyền thống và tinh thần hiện đại mang đẳng cấp 142 năm lịch sử nguồn gốc và phát triển của Bia Sài Gòn.


Nguyễn Mạnh Hùng – Nhân viên kinh doanh lâu năm của một hãng bia nước ngoài chia sẻ: “Ngày nay những dòng bia ngoại nổi tiếng như Heineken, Budweiser, Carlsberg…. vẫn được tiêu thụ khá mạnh mẽ, song song với các dòng bia nội. Tuy nhiên, sản phẩm mới của Sabeco lần này thực sự làm các đối thủ khác trong thị trường bia Việt Nam có cảm giác lo lắng rất nhiều”.

Anh Chung, một khách hàng quen thuộc của nhà hàng Hương Xưa trên đường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM hồ hởi “Bia Saigon Gold uống rất ngon. Mặc dù giá hơi cao nhưng tôi không quan tâm. Chỉ cần Việt Nam có loại bia cao cấp sánh ngang với những hãng bia nổi tiếng trên thế giới thì dù đắt một chút tôi cũng vẫn ủng hộ”.

Tại thị trường Hà Nội, một cán bộ marketing của Sabeco cho biết “Khách hàng đón nhận sản phẩm mới rất tốt. Ngày nào tôi cũng phải xin lỗi các đại lý vì không có hàng để bán. Hàng chưa về đến kho đã hết ”.