PV: Thưa ông Yuichi Bamba, ông nhận định thế nào về thực trạng ngành CNPT Việt Nam hiện nay? Và theo ông, đâu là nguyên nhân của tình trạng đó?
Ông Yuichi Bamba: Tôi cho rằng, về lâu dài, Việt Nam có khả năng trở thành nơi sản xuất và cung cấp các linh kiện phụ tùng không chỉ cho nhu cầu trong nước, mà còn cả khu vực Đông Nam á, nhờ thái độ làm việc của người Việt Nam rất nghiêm túc cũng như những quy hoạch đầy tham vọng của Việt Nam trong việc phát triển CNPT. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn một số trở ngại trong quá trình phát triển CNPT ở Việt Nam mà chủ yếu là kỹ thuật sản xuất, 5S và quản lý sản xuất, quản lý máy móc thiết bị.
Tôi chỉ xin nói tới vấn đề kỹ thuật sản xuất. Do thiếu kiến thức cơ bản về công nghệ sản xuất, thiết bị và vật liệu…, các công ty Việt Nam khó có thể nâng cao năng suất, chất lượng và do đó khó có thể sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Thêm vào đó, do năng lực quản lý sản xuất trên cơ sở dữ liệu (máy tính) còn thấp, nên kinh nghiệm và bí quyết về kỹ thuật không được tích luỹ đầy đủ và hệ thống.
PV: Vừa rồi ông có nhắc tới “5S”, xin ông giải thích cụ thể hơn. Đó có phải là một trong những kinh nghiệm mà CNPT Việt Nam cần học hỏi từ Nhật Bản?
Ông Yuichi Bamba: 5S bắt nguồn từ tiếng Nhật, là ký hiệu viết tắt của Seiri (Chỉnh lý), Seiton (Chỉnh đốn/ Hệ thống), Seisou (Đánh sạch), Seiketu (Sạch sẽ) và Shituke (Giáo dục). Đó là 5 tiêu chuẩn đối với các cơ sở sản xuất của chúng tôi. Tôi biết là hiện nay ngành Công nghiệp Việt Nam cũng đã có 5S, tuy nhiên, việc thực hiện thì chưa nghiêm túc như chúng tôi. Vấn đề chung của các công ty Việt Nam là nhà máy còn bẩn, các dụng cụ còn chưa được sắp xếp hợp lý. Nói cách khác, 5S vẫn chưa được thực hiện tốt trong các công ty Việt Nam.
Một vấn đề cũng đáng quan tâm nữa là các công ty Việt Nam còn thiếu cơ chế đồng bộ trong quản lý sản xuất nói chung. Ví dụ như quản lý chất lượng, quản lý quy trình sản xuất… Vấn đề này có thể bắt nguồn từ kiến thức về các kỹ năng quản lý sản xuất còn hạn chế hoặc do người quản lý chỉ nắm được những khái niệm quản lý sản xuất mà chưa biết cách triển khai, vận dụng. Việc không thể tiến hành đồng bộ các khâu quản lý sản xuất chính là trở ngại trong việc nâng cao năng suất và chất lượng.
Nếu 5S và quản lý đồng bộ sản xuất không được thực hiện, công nghệ cao và máy móc thiết bị mới cũng khó có thể đảm bảo ổn định năng suất và chất lượng. Do đó, đây là hai nhiệm vụ cấp thiết Việt Nam cần thực hiện ngay, có thể thông qua việc thuê các chuyên gia ngắn hạn để chuyển giao công nghệ 5S và kỹ thuật quản lý sản xuất cho các công ty, thông qua việc tổ chức các khoá đào tạo về quản lý sản xuất.
Về vấn đề máy móc, thiết bị. Chúng tôi không chỉ đề cập đến tình trạng máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, mà quan trọng hơn là việc bảo trì máy móc thiết bị của các bạn chưa được thực hiện tốt, do đó không thể đảm bảo độ chính xác khi sản xuất các sản phẩm có yêu cầu chất lượng và công nghệ cao. Hơn nữa, các công ty Việt Nam không có đủ thiết bị hoặc công cụ để tập hợp và phân tích các dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc quản lý sản xuất. Còn ở Nhật Bản, chúng tôi hiện đang có tới 110 trung tâm máy móc thiết bị để giúp các công ty nhỏ với khả năng tài chính có hạn cũng có thể tiếp cận máy móc, thiết bị mới.
PV: Theo ông, Chính phủ Việt Nam cần phải làm gì để giúp các doanh nghiệp phát triển CNPT ?
Ông Yuichi Bamba: Việt Nam hiện đang có 3 loại hình doanh nghiệp cơ bản là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tôi cho rằng, trước hết, Việt Nam nên cải cách doanh nghiệp quốc doanh vì những doanh nghiệp này đã tồn tại rồi, bây giờ phải tận dụng họ, hướng họ theo xu hướng sản xuất chuyên sâu, tập trung vào một số ngành. Một lý do khác, vì một số ngành thuộc CNPT cần vốn đầu tư rất lớn, không phải doanh nghiệp tư nhân nào cũng làm được, do đó, doanh nghiệp nhà nước với lợi thế nhiều vốn sẽ thuận lợi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong phát triển CNPT. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam nên có chính sách hỗ trợ phát triển đối với các doanh nghiệp này, nhất là những chính sách về thuế, tín dụng. Được biết, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam không dễ dàng vay được vốn ngân hàng bởi những thủ tục thế chấp gần như “đánh đố” họ.
ở Nhật Bản, chúng tôi rất quan tâm tới doanh nghiệp vừa và nhỏ và luôn đánh giá họ rất cao trong việc thúc đẩy ngành CNPT phát triển. Từ năm 1936, Nhật Bản đã thành lập Ngân hàng Shoko Chukin để đầu tư vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 1949, đã có quỹ tài chính đầu tư vốn cho doanh nghiệp loại này. Chỉ mất 3 ngày, doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng tôi đã có thể thể được vay vốn. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản còn thành lập những đơn vị bảo lãnh tín dụng có khả năng bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi họ vay vốn của các doanh nghiệp tư nhân khác. Có thể nói rằng, muốn phát triển CNPT, phải bắt đầu từ công tác tài chính.
PV: Trong thời gian tới, phía JETRO có những hoạt động gì giúp đỡ ngành CNPT Việt Nam, thưa ông?
Ông Yuichi Bamba: Trong nhiều năm qua, JETRO đã là thành viên Ban thư ký thực hiện chương trình Sáng kiến chung Việt – Nhật, trong đó bao gồm việc hợp tác giữa các cơ quan chức năng của hai phía, nhằm phát triển hơn nữa CNPT ở Việt Nam. Và như đã thấy, JETRO cũng phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp Việt Nam tổ chức 3 hội thảo về CNPT và quy hoạch CNPT ở Việt Nam. Tôi chưa thể nói về những kế hoạch lâu dài, nhưng gần đây nhất, tháng 6 năm 2005, chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức một cuộc hội thảo cũng về vấn đề này với Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp.
Công nghiệp phụ trợ Việt Nam cần bắt đầu từ công tác tài chính
Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (gọi tắt là JETRO) là một tổ chức trực thuộc chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đến việc phát triển ngành Công nghiệp phụ trợ (CNPT) Việt Nam. Trong thời g