Nếu lũy kế, đến hết tháng 6/2014, đã có tổng cộng 9 quốc gia châu Phi đầu tư vào Việt Nam với 79 dự án, tổng số vốn đăng ký là 312,68 triệu USD trong đó 189,35 triệu USD là vốn điều lệ.

Đứng đầu trong danh sách các nhà đầu tư vào Việt Nam vẫn là Mauritius với 36 dự án, tổng vốn đăng ký là 250,19 triệu USD. Các lĩnh vực đầu tư chính là sản xuất gia công hàng dệt may, sản xuất sản phẩm nhiệt điện, hệ thống thông gió, sản xuất, gia công đồ gỗ gia dụng, đồ trang trí bằng gỗ kết hợp nhựa, đá, dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ trong tạo giống, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản…

Tiếp đến là CH Seychelles với 12 dự án, tổng vốn đăng ký là 56,19 triệu USD. Các lĩnh vực đầu tư chính gồm sản xuất bê tông trộn sẵn, các sản phẩm từ bê tông, xi măng phục vụ nhu cầu xây dựng, sản xuất băng keo và các nhãn hàng bằng nhựa, sản xuất và gia công các sản phẩm lò xo dùng trong lĩnh vực công nghiệp, chế biến và đóng hộp thủy sản, rau quả, ngũ cốc…

Mặc dù Nigeria có tới 23 dự án song tổng vốn đăng ký chỉ đạt 2,40 triệu USD. Các lĩnh vực đầu tư chính gồm xuất khẩu hàng hoá, sản xuất phần mềm, dịch vụ tư vấn quản lý marketing, tư vấn nguồn nhân lực.




ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CHÂU PHI VÀO VIỆT NAM THEO ĐỐI TÁC

(LŨY KẾ ĐẾN HẾT THÁNG 6/2014)

TT

Đối tác đầu tư

 

Số dự án

Tổng vốn đầu tư đăng ký
(Triệu USD)

Vốn điều lệ
(Triệu USD)

1

Mauritius

36

250.19

161.87

2

CH Seychelles

12

56.19

22.79

3

Nigeria

23

2.48

2.40

4

Guinea Bissau

1

1.19

0.53

5

Ma rốc

1

1.00

0.25

6

Maurice

1

1.00

1.00

7

Ai Cập

1

0.40

0.40

8

Nam Phi

3

0.18

0.08

9

Sierra Leone

1

0.037

0.037

 

Tổng số

79

312.72

189.359

Về địa bàn đầu tư, đa số các dự án tập trung tại các tỉnh thành phía Nam có cơ sở hạ tầng phát triển như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An và một số tỉnh thành phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc.

Đôi nét về các nhà đầu tư lớn của châu Phi

Mauritius: Nằm trên Ấn Độ Dương, giữa châu Phi và châu Á, Cộng hòa Mauritius có thủ đô là Port Louis, diện tích 2.040 km,2 dân số1,4 triệu người (năm 2013). GDP năm 2013 đạt 12 tỷ USD, tăng trưởng 4,2%. GDP bình quân đầu người đạt 8500 USD thuộc mức cao nhất châu Phi. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm 4,4%, công nghiệp 23,8% và dịch vụ 71,8%. Trong quan hệ thương mại với Việt Nam, Mauritius là một đối tác quan trọng ở châu Phi. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này đạt 72,7 triệu USD trong đó tàu thuyền chiếm 56,6 triệu USD, điện thoại di động và linh kiện 7,1 triệu USD, sợi các loại 2,3 triệu USD, hàng hải sản 2,1 triệu USD... Về nhập khẩu của Việt Nam từ Mauritius, kim ngạch đạt 49,1 triệu USD trong đó sản phẩm đá quý và kim loại chiếm 45,3 triệu USD, sắt thép phế liệu 2,6 triệu USD.

Về đầu tư, hiện nay Việt Nam chưa có dự án đầu tư nào tại quốc đảo này. Ngược lại, tính đến tháng 6/2014, Mauritius có 36 dự án, tổng vốn đăng ký là 250,19 triệu USD. Các lĩnh vực đầu tư chính là sản xuất gia công hàng dệt may, sản xuất sản phẩm nhiệt điện, hệ thống thông gió, sản xuất, gia công đồ gỗ gia dụng, đồ trang trí bằng gỗ kết hợp nhựa, đá, dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ trong tạo giống, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản… Phía Mauritius mong muốn sớm ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam để tạo cơ sở thuận lợi phát triển thương mại - đầu tư song phương.

Cộng hoà Seychelles là một quốc đảo với 155 hòn đảo lớn nhỏ thuộc châu Phi nằm trên Ấn Độ Dương, cách 1.500 km về hướng đông của Châu Phi, nằm ở phía đông bắc đảo Madagascar. Về kinh tế, năm 2013, GDP của nước này đạt 1,271 tỷ USD (theo tỷ giá hối đoái chính thức), tăng trưởng 3,3%, GDP bình quân đầu người: 13.997 USD. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm 2%, công nghiệp 18,7% và dịch vụ 79,4%. Mặc dù trao đổi thương mại giữa hai nước còn khiêm tốn, chỉ đạt 1,3 triệu USD năm 2013 song Seychelles lại là nhà đầu tư lớn thứ hai của châu Phi tại Việt Nam. Tính đến hết tháng 6/2014, nước này đã có 12 dự án đầu tư tại Việt Nam với số vốn đăng ký là 56,19 triệu USD. Những dự án này đặt tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh và một số tỉnh Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương với các nhà máy chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (sản phẩm nhôm, nhựa, lò xo, bao bì nhựa, chế biến và đóng hộp thủy sản, rau quả, ngũ cốc...).