Gói bánh chưng mỗi dịp Tết đến là truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam và người Hà Nội cũng không ngoại trừ. Song nhịp sống vội vã hiện nay đã cuốn mọi người theo công việc, theo cơm áo, gạo tiền... Thay vì quây quần gói bánh chưng bên nhau như cái Tết xưa thì ngày nay nhiều gia đình chọn cách mua sẵn.
Những ngày cận Tết 2019, rất hiếm hoi mới có thể bắt gặp những bếp củi đỏ lửa, nồi bánh chưng đầy ắp của một số gia đình tại Thủ Đô. Công việc gói bánh, luộc bánh "huy động" gần như cả gia đình, đàn ông con trai trong nhà chuẩn bị củi, thùng, bếp để luộc, trong khi phụ nữ khéo léo hơn được phụ trách rửa lá, vo gạo, đồ đỗ, thái thịt...

Một bếp củi đỏ lửa luộc bánh chưng trên vỉa hè Hà Nội ngày cận Tết

Những thùng lớn được dùng để luộc bánh chưng

Cô Nguyệt ở 224 Nguyễn Trãi, Hà Nội bên hai thùng luộc bánh chưng của gia đình

Mỗi mẻ bánh chưng này gia đình cô Nguyệt phải luộc mất 10 tiếng

Để luộc bánh chưng hầu hết đều sử dụng bếp củi với củi được thu gom từ rất nhiều nguồn như đồ dùng cũ, gỗ từ các công trình xây dựng...

Một nồi bánh chưng trong lúc luộc cần thêm nước nhiều lần...

Trông nồi bánh chưng chờ trời sáng, những cảnh này hiện nay càng ít thấy xuất hiện trên đường phố Thủ Đô

Nhiều người cho biết, dù còn bận bịu nhiều việc nhưng để đón Tết Nguyên đán, một số hộ dân ở phố vẫn như truyền thống mọi năm chung nhau gói nồi bánh chưng. Họ thấy như vậy ý nghĩa hơn, cũng là để gìn giữ nét truyền thống Việt Nam




Gói bánh, luộc bánh chưng không chỉ để làm một món ăn cho ngày Tết mà đây còn là dịp để mọi người trong gia đình gần nhau hơn...

Ngày nay, việc gói bánh chưng đang dần mai một trong xu thế bận rộn của xã hội hiện đại

Nhưng nếu mất hình thức này, Tết sẽ mất vị đi rất nhiều...