TÓM TẮT:

Lạm phát và cung tiền là hai biến số kinh tế vĩ mô có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự tác động của cung tiền dẫn tới lạm phát đã được kiểm chứng ở rất nhiều quốc gia. Và ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, cung tiền đã có sự tác động tới lạm phát theo kênh truyền dẫn riêng của nó. Trong bài viết, tác giả đi sâu vào việc phân tích thực trạng ảnh hưởng của cung tiền đến lạm phát ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp để có thể kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới.

Từ khóa: Cung tiền, lạm phát, Việt Nam.

1. Đặt vấn đề

Rất nhiều nghiên cứu về lạm phát và cung tiền đã chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa cung tiền và lạm phát. Ở Việt Nam, với những số liệu từ năm 2007 trở lại đây có những giai đoạn lạm phát và cung tiền không đi cùng chiều. Vậy, thực tế mối quan hệ giữa hai yếu tố này ở Việt Nam là gì và nó có tuân theo lý thuyết của kinh tế vi mô hay không? Đó chính là vấn đề mà bài viết muốn hướng tới để có thể đưa ra cái nhìn chân thực về sự tác động của cung tiền đến lạm phát ở Việt Nam.

2. Một số lý luận cơ bản về lạm phát và cung tiền

Theo tác giả Vũ Kim Dũng và Nguyễn Văn Công (TLTK1, tr 324): “Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung hoặc lạm phát có thể được định nghĩa là sự suy giảm sức mua của đồng tiền”. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới lạm phát nhưng có thể chung quy lại là do từ phía tổng cầu trong nền kinh tế tăng (lạm phát do cầu kéo), từ phía tổng cung trong nền kinh tế giảm (chi phí đẩy), do yếu tố kỳ vọng về xu hướng của lạm phát trong tương lại, lạm phát từ yếu tố tiền tệ. Mức giá chung tăng không phải chỉ là ở xu hướng mà là sự tăng lên liên tục trong một khoảng thời gian. Khi mức giá tăng lên sẽ làm cho sức mua của đồng tiền ở những giai đoạn đó bị giảm đi. Đây chính là cách nhìn nhận cho thấy mối quan hệ nào đó giữa mức giá chung của hàng hóa trong nền kinh tế với lượng tiền trong lưu thông. và cũng là căn nguyên cho việc đưa đến kết luận “lạm phát bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ”.

Theo tác giả Vũ Kim Dũng và Nguyễn Văn Công (TLTK 1, tr 248): “Lượng tiền cung ứng hay viết gọn là cung tiền bao gồm tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng cộng với tiền gửi (nếu bỏ qua sự khác biệt giữa các loại tiền và coi chỉ có một loại tiền gửi thống nhất)”. Trong các nghiên cứu để cho đơn giản, các tác giả thường gắn cung tiền trong nền kinh tế đo lường lượng tiền mặt trong lưu thông và lượng tiền gửi trong tài khoản giao dịch tại các ngân hàng thương mại.

Theo thuyết số lượng tiền tệ thì giữa các tham số cung tiền và giá cả trong nền kinh tế có mối quan hệ và được thể hiện qua công thức: MS * V = P * Y

Trong đó: MS: Số lượng tiền tệ; V: Số nhân tiền; P: Giá; Y: Sản lượng

Khi triển khai công thức dưới dạng phần trăm, thu được: % MS + % V = % P + % Y

Hay: % P = % MS - % Y - % V

Như vậy, lạm phát (% thay đổi P) phụ thuộc rất lớn vào thay đổi cung tiền (% MS). Khi tốc độ tăng cung tiền quá cao mà các yếu tố còn lại thay đổi không tương ứng như V và Y sẽ gây nên lạm phát cao.

3. Thực trạng tác động của cung tiền đến lạm phát ở Việt Nam

Lượng cung tiền ở Việt Nam tăng liên tục trong các quý ở những năm gần đây. Tốc độ tăng của cung tiền M2 đạt trung bình là 4,87%/quý trong giai đoạn 2007 - 2019, từ mức trên 1.008 nghìn tỷ đồng ở quý I năm 2007, lượng cung tiền đã tăng lên theo xu hướng tuyến tính đến 10.800 nghìn tỷ đồng vào quý IV năm 2019.

Nguyên nhân của sự gia tăng cung tiền trong nền kinh tế do:

Thứ nhất, Việt  Nam có chế độ tín dụng cực kỳ thông thoáng cho các doanh nghiệp đầu tư vào chứng khoán cũng như bất động sản. Giá đất tăng nhanh gây nên tình trạng đầu cơ tích trữ bất động sản từ các tập đoàn, công ty quốc doanh. Trong khi đó, việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh lại kém hơn dẫn tới tình trạng luồng tiền trong nền kinh tế kém hiệu quả.

Đặc biệt, dựa vào tương quan giữa GDP thực tế của Việt Nam so với cung tiền trong giai đoạn 2007 - 2019 có thể thấy, lượng cung tiền M2 luôn cao hơn thậm chí cao hơn rất nhiều so với GDP của Việt Nam. Trung bình, lượng cung tiền M2 được đưa vào nền kinh tế gấp 6,41 lần so với GDP thực tế của Việt Nam. Điển hình, vào quý II/2012 lượng cung tiền là 3.307 nghìn tỷ đồng gấp 16,29 lần GDP thực tế là 203 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ cung tiền vẫn gấp hơn 10 lần so với GDP ở Việt Nam tiếp tục được xác lập ở quý I/2016 (11,11 lần); quý I/2017 (12,44 lần); quý 1/2018 (13.38 lần).

Theo tác giả Vĩnh Long (trithuc.vn): “Mặc dù các tổ chức quốc tế như HSBC, ANZ, IMF đã khuyến nghị Việt Nam nên thắt chặt dần chính sách tiền tệ, từ năm 2012 đến nay, với mục tiêu trọng tâm của Chính phủ là tăng trưởng, chính sách tiền tệ vẫn được nới lỏng khá mạnh. Tuy nhiên, do động lực chính cho tăng trưởng là khu vực doanh nghiệp tư nhân vẫn bị kìm hãm bởi thể chế kinh tế (chính sách, quản lý nhà nước, khuôn khổ pháp lý), năng suất lao động của Việt Nam hiện gần như thấp nhất trong khu vực, tốc độ tăng trưởng GDP lên xuống thất thường còn tỷ lệ cung tiền M2/GDP ngày càng cao.”

Thứ hai, việc chuyển đổi từ đồng ngoại tệ sang đồng nội tệ do vốn đầu tư từ nước ngoài khá lớn. Lượng vốn FDI thực hiện ở Việt Nam đã có sự tăng lên trong giai đoạn này. Năm 2007, lượng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam là 8,03 tỷ USD và năm 2017 là 17,6 tỷ USD đến năm 2018 là 18 tỷ USD. Ngoài dòng vốn FDI, nước ta còn nhận được khá nhiều các dòng vốn từ nước ngoài khác như dòng vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài (FII) và dòng viện trợ ODA. Thời gian qua, thị trường chứng khoán Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh cả về quy mô và thanh khoản. Theo báo cáo từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết tháng 6/2019, tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường cổ phiếu đạt khoảng 4,3 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 78% GDP ước tính năm 2018. Hòa chung dòng chảy đó, dòng FII liên tục vào ròng trên thị trường chứng khoán và trung bình 1,98 tỷ USD/năm (giai đoạn 2016 - 2018).

Thứ ba, tình trạng thâm hụt cán cân thương mại ở Việt Nam. Đa số cán cân thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2018 là thâm hụt. Và có thặng dư thì giá trị rất nhỏ so với giá trị thâm hụt trong cán cân thương mại. Năm 2008, cán cân thương mại Việt Nam thâm hụt cao nhất là 17,05 tỷ USD và trong 4 năm từ 2007 - 2010 cán cân thương mại Việt Nam luôn nhập siêu trên 12 tỷ USD. Trong khi đó, cán cân thương mại nước ta đạt xuất siêu cao nhất là năm 2018 với con số khá khiêm tốn so với lượng nhập siêu trước đó là 1,3 tỷ USD.

Thứ tư, tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài trong suốt giai đoạn 2007 - 2018 cũng là yếu tố làm tăng áp lực với cung tiền ờ Việt Nam. Ngân sách Việt Nam luôn ở tình trạng thâm hụt với mức thâm hụt trung bình là 145.065 tỷ đồng. Trong đó, mức thâm hụt thấp nhất là năm 2008 (22.217 tỷ đồng) và cao nhất là năm 2018 (thâm hụt tới 191.500 tỷ đồng). Với sự bội chi dai dẳng như vậy, bắt buộc chính phủ Việt Nam phải có sự hỗ trợ cho việc chi tiêu thông qua phát hành tiền vào nền kinh tế.

Ở Biểu đồ trên, tình trạng lạm phát ở Việt Nam có những diễn biến mạnh trong những năm 2007 và 2012 ở mức 2 con số sau đó đã có xu hướng ổn định. Nhìn ở biểu đồ này dường như chưa có mối quan hệ cụ thể giữa cung tiền và lạm phát. Bởi cung tiền có xu hướng gia tăng liên tục nhưng lạm phát có những thời điểm tăng cao và có những thời điểm ổn định. Bởi, lạm phát là yếu tố kinh tế vĩ mô chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác như xuất khẩu ròng, thâm hụt ngân sách, gia tăng chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất… Có thể khái quát những yếu tố tác động tới lạm phát như lý thuyết có lạm phát do cầu kéo, chi phí đẩy.

Cụ thể, lạm phát tăng mạnh trong năm 2007- 2008 là do sự tăng lên của giá dầu (lạm phát chi phí đẩy); Giá lương thực, thực phẩm liên tục gia tăng do quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai dịch bệnh diễn ra liên tiếp, cùng với những năm tăng trưởng kinh tế mạnh trên thế giới. Ngoài ra, giá năng lượng tăng cao đã khiến nhiều nước sử dụng một sản lượng lớn ngũ cốc chuyển sang sản xuất nhiên liệu sinh học càng làm cho nguồn cung lương thực đã giảm càng giảm sút; sự tăng lên mức cung tiền toàn cầu; ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ tháng 9/2008.

Tiếp đó, các chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, các biện pháp kìm chế lạm phát của Chính phủ đồng thời từ tháng 9/2008 nên lạm phát kể từ tháng 9 đã giảm mạnh so với những tháng trước đó. Liên tiếp 3 tháng 10, 11 và 12/2008, CPI tăng trưởng âm. Những tháng đầu năm 2009 lạm phát không còn là một vấn đề đáng lo ngại ở Việt Nam. Nhưng đến năm 2010, lạm phát tiếp tục gia tăng do khi nền kinh tế được phục hồi sau khủng hoảng làm cho tổng cầu trong nền kinh tế tăng. Các chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng đã giúp tăng trưởng sản lượng tốt nhưng lại đánh đổi với sự gia tăng tiềm ẩn của lạm phát. Khi Việt Nam tăng cường nhập khẩu làm cho xuất khẩu ròng thấp và nó ảnh hưởng đến tỷ giá trao đổi của đồng tiền Việt Nam trên thị trường ngoại hối.  Do lo ngại đồng Việt Nam mất giá so với nước ngoài nên người dân có tâm lý neo đậu đông tiền của mình vào những tài sản như bất động sản. Họ chỉ mua chứ không phải để ở dẫn tới tình trạng giá cả leo thang. Bên cạnh đó, năm 2010, giá cả của nhiều đầu vào như giá than, giá điện, giá xăng và giá nước đồng loạt được điều chỉnh tăng. Theo lộ trình, trong năm 2010 sẽ tăng lương, cộng với tình hình kinh tế thế giới ấm lên sẽ làm giá cả các mặt hàng tăng…

Lạm phát cứ diễn biến leo thang và đỉnh điểm đến quý I/2011 thời điểm sau Tết giá cả hàng hóa lại tăng cao bởi lúc này tiền lương đã được tăng lên và giá các nguyên vật liệu, xăng dầu vẫn được điều chỉnh tăng. Sự kết hợp từ phía tổng cầu tăng và chi phí đẩy đã làm cho lạm phát không những không được kiểm soát mà còn tăng mạnh trong ở đầu năm 2011. Mức hỗ trợ tín dụng giảm mạnh từ năm 2011 còn 10,9% và 8,85% năm 2012 đã giúp cho lạm phát được kiểm soát và giảm về rất thấp 0,63% năm 2015. Thậm chí còn có những lo ngại về đà giảm của lạm phát có thể dẫn tới giảm phát ở những năm 2016, 2017 và 2018. Tuy nhiên, lạm phát được kiểm soát dưới 4% cho đến năm 2018 nhờ tiền được cung ứng vào lưu thông là 14-18%.

Để có thể lượng hóa được sự tác động rõ rệt của cung tiền đối với lạm phát ở Việt Nam, tác giả đã sử dụng mô hình VAR với biến phụ thuộc là lạm phát (GP) và các biến độc lập tổng sản lượng quốc nội (GDP), lãi suất (R), xuất khẩu ròng (NX), chi tiêu của chính phủ (G), tỷ giá hối đoái (e), dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), qua kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu và sai phân của các biến số tác giả đi đến kết luận mô hình tác động của cung tiền (MS) đến lạm phát (GP) ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2018 bằng mô hình VAR trên phần mềm Eviews như Bảng sau: (Xem Bảng)

Bảng. Mô hình ước lượng ảnh hưởng của cung tiền đến lạm phát ở Việt Nam

 Vector Autoregression Estimates

 

 

 

 Date: 12/12/19   Time: 00:03

 

 

 

 Sample (adjusted): 2008Q1 2018Q4

 

 

 

 Included observations: 44 after adjustments

 

 

 Standard errors in ( ) & t-statistics in [ ]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SPGP

SPMS

SPR

SPNX

G

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SPGP(-1)

-0.251183

 19.43064

 0.213576

-309.7613

-3.46E-13

 

 (0.17858)

 (14.6147)

 (0.19612)

 (160.344)

 (5.3E-13)

 

[-1.40656]

[ 1.32952]

[ 1.08900]

[-1.93185]

[-0.65602]

 

 

 

 

 

 

SPGP(-2)

-0.581386

 5.628804

 0.306106

-97.00186

-9.90E-13

 

 (0.17317)

 (14.1717)

 (0.19018)

 (155.484)

 (5.1E-13)

 

[-3.35737]

[ 0.39719]

[ 1.60960]

[-0.62387]

[-1.93729]

 

 

 

 

 

 

SPGP(-3)

-0.268297

-7.497372

 0.326621

-29.24754

-5.56E-13

 

 (0.18016)

 (14.7440)

 (0.19786)

 (161.763)

 (5.3E-13)

 

[-1.48921]

[-0.50850]

[ 1.65081]

[-0.18081]

[-1.04518]

 

 

 

 

 

 

SPMS(-1)

 0.005621

-0.016083

 0.002641

 0.664598

 1.48E-14

 

 (0.00240)

 (0.19612)

 (0.00263)

 (2.15172)

 (7.1E-15)

 

[ 2.34569]

[-0.08201]

[ 1.00367]

[ 0.30887]

[ 2.09859]

 

 

 

 

 

 

SPMS(-2)

 0.001808

 0.076920

 0.002161

 3.533493

 2.58E-14

 

 (0.00285)

 (0.23315)

 (0.00313)

 (2.55794)

 (8.4E-15)

 

[ 0.63462]

[ 0.32992]

[ 0.69063]

[ 1.38138]

[ 3.07153]

 

 

 

 

 

 

SPMS(-3)

 0.002762

-0.133840

-4.95E-05

 1.012034

 2.45E-14

 

 (0.00284)

 (0.23223)

 (0.00312)

 (2.54792)

 (8.4E-15)

 

[ 0.97334]

[-0.57632]

[-0.01588]

[ 0.39720]

[ 2.92092]

 

 

 

 

 

 

SPR(-1)

-0.202439

 14.57449

-0.436459

 178.2611

-9.30E-13

 

 (0.17508)

 (14.3282)

 (0.19227)

 (157.200)

 (5.2E-13)

 

[-1.15628]

[ 1.01719]

[-2.26998]

[ 1.13398]

[-1.79944]

 

 

 

 

 

 

SPR(-2)

-0.074913

 3.723648

-0.204939

 168.9565

-8.94E-13

 

 (0.17524)

 (14.3411)

 (0.19245)

 (157.342)

 (5.2E-13)

 

[-0.42750]

[ 0.25965]

[-1.06490]

[ 1.07382]

[-1.72743]

 

 

 

 

 

 

SPR(-3)

-0.179499

-1.642263

-0.046553

 225.4528

-7.29E-13

 

 (0.14839)

 (12.1442)

 (0.16297)

 (133.239)

 (4.4E-13)

 

[-1.20962]

[-0.13523]

[-0.28566]

[ 1.69210]

[-1.66311]

 

 

 

 

 

 

SPNX(-1)

-0.000686

 0.041156

-6.48E-05

-0.587553

-1.53E-15

 

 (0.00021)

 (0.01685)

 (0.00023)

 (0.18481)

 (6.1E-16)

 

[-3.33258]

[ 2.44321]

[-0.28664]

[-3.17915]

[-2.52242]

 

 

 

 

 

 

SPNX(-2)

-0.000393

 0.036676

-0.000431

-0.671924

-2.15E-15

 

 (0.00023)

 (0.01921)

 (0.00026)

 (0.21074)

 (6.9E-16)

 

[-1.67457]

[ 1.90937]

[-1.67016]

[-3.18836]

[-3.09540]

 

 

 

 

 

 

SPNX(-3)

-0.000468

 0.043324

-0.000720

-0.570734

 1.000000

 

 (0.00028)

 (0.02316)

 (0.00031)

 (0.25407)

 (8.4E-16)

 

[-1.65257]

[ 1.87081]

[-2.31548]

[-2.24634]

[ 1.2e+15]

 

 

 

 

 

 

G(-1)

-0.000583

 0.048013

-0.000442

-0.347082

 1.000000

 

 (0.00031)

 (0.02497)

 (0.00034)

 (0.27398)

 (9.0E-16)

 

[-1.91053]

[ 1.92269]

[-1.31806]

[-1.26683]

[ 1.1e+15]

 

 

 

 

 

 

G(-2)

 6.09E-05

-0.000722

-1.48E-05

-0.060235

 8.37E-17

 

 (3.4E-05)

 (0.00280)

 (3.8E-05)

 (0.03072)

 (1.0E-16)

 

[ 1.77985]

[-0.25786]

[-0.39524]

[-1.96107]

[ 0.82844]

 

 

 

 

 

 

G(-3)

-1.38E-05

 0.000869

 1.76E-05

-0.000545

-1.10E-16

 

 (2.8E-05)

 (0.00226)

 (3.0E-05)

 (0.02478)

 (8.1E-17)

 

[-0.49839]

[ 0.38479]

[ 0.57932]

[-0.02198]

[-1.35282]

 

 

 

 

 

 

C

-2.782091

 258.8892

-1.601486

-1218.486

-1.86E-11

 

 (1.21807)

 (99.6852)

 (1.33771)

 (1093.69)

 (3.6E-12)

 

[-2.28401]

[ 2.59707]

[-1.19718]

[-1.11411]

[-5.17823]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 R-squared

 0.608375

 0.393203

 0.576595

 0.639662

 1.000000

 Adj. R-squared

 0.398576

 0.068133

 0.349771

 0.446623

 1.000000

 Sum sq. resids

 64.92606

 434845.1

 78.30646

 52343106

 5.66E-22

 S.E. equation

 1.522757

 124.6202

 1.672322

 1367.259

 4.50E-12

 F-statistic

 2.899796

 1.209595

 2.542039

 3.313648

 6.66E+29

 Log likelihood

-70.99260

-264.8015

-75.11499

-370.1944

 1097.137

 Akaike AIC

 3.954209

 12.76371

 4.141590

 17.55429

-49.14257

 Schwarz SC

 4.603005

 13.41250

 4.790387

 18.20309

-48.49377

 Mean dependent

-0.113864

 176.6818

-0.062955

 92.54545

-1576.341

 S.D. dependent

 1.963541

 129.0956

 2.073895

 1837.978

 2167.435

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Determinant resid covariance (dof adj.)

 2.87E-12

 

 

 

 Determinant resid covariance

 3.00E-13

 

 

 

 Log likelihood

 322.2182

 

 

 

 Akaike information criterion

-11.00992

 

 

 

 Schwarz criterion

-7.765937

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dependent Variable: SPGP

 

 

 

Method: Least Squares

 

 

 

Date: 12/12/19   Time: 00:07

 

 

 

Sample (adjusted): 2007Q4 2018Q4

 

 

Included observations: 45 after adjustments

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Variable

Coefficient

Std. Error

t-Statistic

Prob.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SPGP(-2)

-0.455674

0.118795

-3.835810

0.0004

 

SPMS(-1)

0.005100

0.001819

2.803093

0.0078

 

SPNX(-1)

-0.000463

0.000128

-3.629710

0.0008

 

G(-2)

4.01E-05

1.41E-05

2.842297

0.0070

 

C

-0.987954

0.389339

-2.537514

0.0152

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

R-squared

0.500749

    Mean dependent var

-0.049111

 

Adjusted R-squared

0.450824

    S.D. dependent var

1.989108

 

S.E. of regression

1.474056

    Akaike info criterion

3.718352

 

Sum squared resid

86.91362

    Schwarz criterion

3.919092

 

Log likelihood

-78.66291

    Hannan-Quinn criter.

3.793185

 

F-statistic

10.03002

    Durbin-Watson stat

2.415045

 

Prob(F-statistic)

0.000010

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                               

                      Nguồn: Tổng cục Thống kê, vietstock.vn và tác giả xây dựng

Qua số liệu thống kế ở Bảng ta thấy, với các biến đều đạt được tính dừng ở sai phân bậc 1, khi đó sai phân bậc 1 của cung tiền có mối quan hệ thuận chiều với sai phân bậc 1 của lạm phát. Các biến trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê ở mức 2% và mô hình phản ánh đúng 50,0949% sự phụ thuộc của lạm phát vào cung tiền trong nền kinh tế. Trong mô hình, sự tác động của chi tiêu chính phủ (sai phân bậc 2) và xuất khẩu ròng có sự tác động tới lạm phát ở Việt Nam.

5. Một số biện pháp điều tiết cung tiền để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam

Với những phân tích rõ ràng về ảnh hưởng của cung tiền đến lạm phát, tác giả đề xuất một số giải pháp để ổn định lạm phát ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, Chính phủ cần tích cực kiểm soát tốt lượng tiền trong lưu thông. Nhất là ở thời điểm hiện nay, dịch bệnh Covid 19 đang tác động mạnh mẽ và một số quốc gia đã thực hiện việc thu hồi tiền cũ và đưa thêm tiền mới vào lưu thông. Dịch Covid 19 có sức ảnh hưởng cực kỳ lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Các nền kinh tế lớn, các khối kinh tế lớn đang phải chứng kiến sự chao đảo khó kiểm soát trong các lĩnh vực y tế, kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, dịch bệnh cho đến nay được kiểm soát khá tốt nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát rộng nếu không sử dụng các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt. Do đó, Chính phủ cần cân nhắc và có giải pháp hữu hiệu trong việc đưa lượng tiền mới vào lưu thông. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra những điều tiết linh hoạt trong lãi suất và tỷ giá để giảm thiểu lượng tiền trong lưu thông, góp phần ổn định giá và kiểm soát lạm phát.

Thứ hai, cần tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả của dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam. Cơ chế của sự tác động của yếu tố vốn nước ngoài áp lực tới cung tiền và lạm phát là rất rõ. Nhưng chúng ta cần ghi nhận tác động tích cực của những dòng vốn này tới nền kinh tế để phát huy được những thành quả mà các dòng vốn này đem lại và hạn chế ảnh hưởng của nó tới lạm phát.

Thứ ba, Chính phủ cần xây dựng cơ chế thu chi hiệu quả để tránh thâm hụt ngân sách. Trong tình hình dịch bệnh, nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu khủng hoảng thì việc chi ngân sách để cứu trợ nền kinh tế là khó tránh khỏi. Điều quan trọng là đảm bảo thực hiện việc thu đúng, thu đủ và chi ngân sách tốt để tránh gây áp lực tới lạm phát.

Thứ tư, Chính phủ cần có những biện pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh xuất khẩu trong giai đoạn khó khăn từ dịch bệnh để góp phần cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ năm, nước ta cần có những biên pháp phát triển nguồn cung mạnh hơn nữa. Việc điều chỉnh giảm giá xăng, miễn một số loại phí, thuế của Nhà nước trong thời gian này là rất đáng ghi nhận đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Một khi nguồn cung các sản phẩm được đáp ứng đầy đủ sẽ không gây ra nhu cầu ảo, tâm lý tích trữ hàng hóa của người dân gây xáo trộn thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Vũ Kim Dung & Nguyễn Văn Công, 2012, Giáo trình Kinh tế học (Tập 2), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
  2. Trần Quang Lâm, 2003, Giáo trình Kinh tế vĩ mô, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
  3. McMahon, G, (2007), “Measuring short-run inflation for Central Bankers”. Federal Reserve Bank of St. Louis Review, 79, 3-8.
  4. Bemanke, B., Basinin J. and Eliasez P. (2005), “Measuring the effect of monetary policy: afactor - augmented vector autoregressive (FAVAR),” Quarterly Journal of economic vol.120 PP. 387 - 3422.

Quantifying the impact of money supply on inflation in Vietnam

Master. Nguyen Thi Le

Department of Economics, Thuongmai University

ABSTRACT:

Inflation and money supply are two closely related macroeconomic variables. The relationship between money supply and inflation has been verified in many countries. In the current development period of Vietnam, the money supply has affected the inflation via its own transmission channel. This paper analyses the current impact of money supply on inflation in Vietnam, thereby proposing a number of solutions to control inflation in Vietnam in the coming time.

Keywords: Money supply, inflation, Vietnam.