Giá dầu Brent được giao dịch ở mức 65,51 USD/thùng tại Singapore vào lúc
14 giờ 21 phút theo giờ Việt Nam, gần như không đổi so với mức chốt
phiên trước nhưng tăng so với mức thấp nhất kể từ đầu năm nay là 65,12
USD/thùng ghi nhận hồi đầu phiên. Trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ giao kỳ
hạn của Mỹ ở mức 61,73 USD/thùng, giảm 3 xu Mỹ so với mức chốt phiên
trước song phục hồi phần nào từ mức thấp trong phiên là 61,33 USD/thùng.
Yếu tố hỗ trợ giá dầu phiên này là việc hệ thống đường ống dẫn
(từ Forties tại Biển Bắc thuộc nước Anh) có công suất 450.000 triệu
thùng/ngày gặp sự cố lần thứ hai trong nhiều tháng, trong khi đây là hệ
thống cung cấp phần lớn lượng dầu Brent cho các hợp đồng kỳ hạn, mặc dù
nhà vận hành là Ineos cho biết có thể sẽ khắc phục được sự cố này vào
ngày 8/2.
Trong khi đó, việc Trung Quốc nhập khẩu lượng dầu thô kỷ lục 9,57 triệu thùng/ngày cũng hỗ trợ giá dầu.
Tuy
nhiên, việc sản lượng dầu của Mỹ vượt mốc 10 triệu thùng/ngày trong
tuần trước, lên 10,25 triệu thùng/ngày, đang gây sức ép lên thị trường.
Ngân hàng Mỹ Citi nhận định sản lượng dầu của nước này sẽ tiếp tục chạm
các mức cao mới trong năm 2018.
Ở mức hiện nay, sản lượng dầu
của Mỹ vượt con số kỷ lục 10,044 triệu thùng/ngày đã đạt được vào năm
1970, cao hơn của nước xuất khẩu dầu hàng dầu thế giới là Saudi Arabia
và ngang tầm với Nga.
Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ trong
tuần này đã nâng dự báo sản lượng trung bình năm 2018 của Mỹ lên 10,59
triệu thùng/ngày, tăng 320.000 thùng/ngày so với dự báo đưa ra một tuần
trước đó.
Một yếu tố khác cũng gây bất lợi cho giá dầu là lượng
dầu thô dự trữ thương mại của Mỹ tăng 1,9 triệu thùng trong tuần kết
thúc ngày 2/2, lên 420,25 triệu thùng.
Giá dầu ở quanh mức trên 61-65 USD/thùng
Giá dầu đảo ngược đà giảm trên thị trường châu Á trong phiên 8/2 khi sự cố của đường ống ở Biển Bắc và lượng nhập khẩu dầu kỷ lục của Trung Quốc đã "cân bằng" lại việc sản lượng dầu thô của Mỹ tăng.