Giá thép hôm nay ngày 6/12/2023 tại miền Bắc
Giá thép hôm nay tại miền Bắc ổn định so với ngày hôm qua. Cụ thể:
Giá thép Hoà Phát hôm nay với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.740 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.040 đồng/kg.
Giá thép Việt Ý, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.990 đồng/kg.
Giá thép Việt Đức với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.480 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.900 đồng/kg.
Giá thép Việt Mỹ (VAS), với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.400 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.650 đồng/kg.
Giá thép hôm nay ngày 6/12/2023 tại miền Trung
Giá thép hôm nay tại miền Trung cũng ổn định. Cụ thể:
Giá thép Hoà Phát, với dòng thép cuộn CB240 ổn định ở mức 13.790 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ở mức 13.990 đồng/kg.
Giá thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.740 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.490 đồng/kg.
Giá thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.940 đồng/kg.
Giá thép Việt Mỹ (VAS), với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.800 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.060 đồng/kg.
Giá thép hôm nay ngày 6/12/2023 tại miền Nam
Giá thép hôm nay tại miền Nam đi ngang. Cụ thể:
Giá thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.790 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ổn định ở mức 14.090 đồng/kg.
Thép Việt Mỹ (VAS), với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.450 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.650 đồng/kg.
Giá thép Pomina với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.590 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.840 đồng/kg.
Lưu ý: Các bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, mức giá thực tế sẽ có sự chênh lệch theo từng địa phương, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán, khối lượng giao dịch… Quý độc giả vui lòng liên hệ đến các doanh nghiệp sản xuất, phân phối thép gần nhất để được tư vấn cụ thể.
Theo dõi giá thép hàng ngày trên Tạp chí Công Thương tại đây.
Giải pháp tháo gỡ khó cho ngành vật liệu xây dựng
Bộ Xây dựng vừa lấy ý kiến các Bộ: Công Thương, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước về giải pháp gỡ khó cho ngành vật liệu xây dựng trước khi chính thức trình Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, 8 hiệp hội gồm: Vật liệu xây dựng Việt Nam, Xi măng Việt Nam, Bê tông Việt Nam, Thép Việt Nam, Gốm sứ xây dựng Việt Nam, Kính và Thủy tinh xây dựng Việt Nam, Tấm lợp Việt Nam, Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Việt Nam đã đồng loạt kêu cứu vì sản lượng giảm, tiêu thụ khó.
Theo Bộ Xây dựng, nhóm ngành này hàng năm đóng góp gần 7% GDP của Việt Nam. Ngành cũng có vai trò quan trọng trong phát triển kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển cho kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trước tình hình bất động sản trong nước giảm sâu, dự án đầu tư công triển khai chậm, kinh tế toàn cầu bất ổn đã tác động đến đầu ra của ngành cả trong và ngoài nước.
Ví dụ như ngành Thép, trong 9 tháng sản xuất giảm 21,6%, tiêu thụ giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Với gạch ốp lát, trong 10 tháng, sản lượng chỉ đạt khoảng 47% so với tổng công suất thiết kế, trong khi tiêu thụ bằng 67% so với sản lượng sản xuất. Lượng bê tông cũng giảm 14%.
Để giải quyết những khó khăn về sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm vật liệu xây dựng, tại văn bản, Bộ Xây dựng đề xuất 5 nhóm giải pháp.
Thứ nhất, để gỡ khó cho các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các chủ đầu tư tăng tỉ lệ sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép đối với các dự án đường bộ cao tốc đang trong giai đoạn thiết kế, đặc biệt là ở những vùng có yêu cầu thoát lũ, vùng đất yếu và những vùng thiếu vật liệu đắp nền đường như Đồng bằng sông Cửu Long.
Các địa phương tăng cường sử dụng đường bê tông xi măng cho xây dựng đường nông thôn, miền núi và đường tại những vùng thường xuyên ngập lụt.
Thứ hai, tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, nhà ở. Các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Đồng thời, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Xây dựng và các tỉnh, thành triển khai thực hiện hiệu quả gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỉ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.
Thứ ba, về hỗ trợ thuế và tín dụng, cơ quan này đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 cho phép tạm hoãn tăng thuế xuất khẩu clanhke, giảm thuế suất thuế xuất khẩu clanhke về 0% đến hết năm 2025; giảm thuế suất thuế xuất khẩu và có cơ chế khuyến khích khác cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có chế biến sâu…
Bộ cũng đề nghị xem xét tạm hoãn tăng thuế xuất khẩu clinker (thành phần chính trong sản phẩm xi măng), giảm thuế suất thuế xuất khẩu clinker về 0% đến hết năm 2025; Giảm lãi vay đối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (có thể giảm đến 2%) cho đến hết năm 2025; Tiếp tục gia hạn, không tính lãi đối với các khoản nợ quá hạn và tái cơ cấu nợ vay để giảm khó khăn cho doanh nghiệp.
Thứ tư, cần thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát chặt nhập khẩu vật liệu xây dựng với việc tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng, đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu; hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng. Ngoài ra, trước sức ép từ các sản phẩm nhập khẩu tăng mạnh (ví dụ gạch ốp lát), Bộ Xây dựng kiến nghị Bộ Công Thương điều tra chống bán phá giá với sản phẩm từ một số nước để áp thuế chống bán phá giá khi cần thiết.
Cuối cùng, Bộ Xây dựng nhấn mạnh nhóm giải pháp các doanh nghiệp trong ngành phải nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, tiết giảm cho phí sản xuất.
Giá thép và giá quặng sắt hôm nay ngày 6/12/2023 trên thế giới
Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/12, trên Sàn Giao dịch Tương lai Thượng Hải (SHFE, Trung Quốc), giá thép thanh vằn giao tháng 1/2024 giảm 27 NDT/tấn (giảm 0,69%) xuống mức 3.870 NDT/tấn (541,30 USD/tấn). Giá thép cuộn cán nóng (HRC) giảm 27 NDT/tấn (giảm 0,67%), xuống mức 3.975 NDT/tấn (555,99 USD/tấn).
Trên thị trường nguyên liệu, giá quặng sắt giảm do lo ngại Chính phủ Trung Quốc sẽ tăng cường giám sát các giao dịch trên thị trường nhằm ngăn chặn biến động giá bất thường. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng xu hướng giảm hiện nay chỉ diễn ra trong ngắn hạn.
Cụ thể, giá quặng giao tháng 1/2024 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE, Trung Quốc), giảm 0,36% xuống mức 966 NTD/tấn (13,12 USD/tấn).
Trong khi đó, trên Sàn Giao dịch Hàng hoá Singapore (SGX), giá quặng sắt giao tháng 1/2024 tăng nhẹ 0,13%, lên mức 129,05 USD/tấn.
Theo Viện Kinh tế Khai thác Kim loại Trung Quốc, tính đến cuối năm 2022, sản lượng quặng sắt toàn cầu đạt 2,314 tỷ tấn, trong khi sản lượng thép thô đạt 1,831 tỷ tấn, do đó nhu cầu quặng sắt không vượt quá 2,17 tỷ tấn, như vậy thị trường quặng sắt sẽ không xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung. Khoảng 83% nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc là đến từ nguồn nhập khẩu.