Ông Fujita - Trưởng nhóm tình nguyện viên báo cáo “Tổng thể chương trình tình nguyện viên cao cấp của Nhật Bản với phát triển công nghiệp hỗ trợ và kết quả 1 năm hoạt động của Chương trình”. Báo cáo cho biết: Mục tiêu tổng thể của Chương trình trong 3 năm là hỗ trợ cho 100 DN với 500 hoạt động cải tiến. Trong đó, 30 DN sẽ có hợp đồng hợp tác sản xuất hoặc tăng sản lượng với các công ty Nhật Bản (riêng tại khu vực Hà Nội cho 70 DN với 350 hoạt động cải tiến, trong đó 20 DN có hợp đồng hợp tác với công ty Nhật Bản).

Đến tháng 4/2011, Chương trình đã hỗ trợ DN đối tác các lĩnh vực: Làm khuôn nhựa, cao su; sản xuất các sản phẩm nhựa; đột rập và gia công vật liệu; đúc và lắp ráp; sản xuất lắp đặt máy móc, thiết bị, giá đỡ; gia công cơ khí; tạo nguyên liệu đóng gói, với cơ cấu: 9 DN hướng vào chất lượng sản phẩm; 9 DN áp dụng mô hình 5S; 8 DN tập trung vào tăng năng suất lao động; 8 DN vào lĩnh vực công nghệ cơ khí; 3 DN về quản trị kinh doanh; 3 DN quản trị nhân lực; 2 DN áp dụng marketing, 5 DN quản lý chất lượng. Ông Fujita quan ngại “một số lãnh đạo cao cấp của DN không cam kết hoạt động này do bận rộn, không dành thời gian làm việc với chuyên gia”

Các chuyên gia Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ DN ở một số quốc gia đạt kết quả tốt. Các DN Việt Nam như Công ty Hanel- xốp nhựa, Công ty CNC – Vina,... báo cáo kết quả tích cực khi thực hiện Chương trình. Đại biểu một số DN mong muốn Chương trình quan tâm đến các lĩnh vực công nghệ cao, đầu tư lớn. Tại Hội thảo, đại diện của Ngân hàng Công Thương Việt Nam thông báo về Chương trình tín dụng khoảng 30.000 tỷ đồng cho các DN công nghiệp hỗ trợ, vay với lãi suất thấp hơn ít nhất 2% so với lãi suất thông thường đối với lĩnh vực: Cơ khí chế tạo, Dệt may, Da giày. Đại diện Jetro thông báo triển lãm Ông Fujita - Trưởng nhóm tình nguyện viên báo cáo “Tổng thể chương trình tình nguyện viên cao cấp của Nhật Bản với phát triển công nghiệp hỗ trợ và kết quả 1 năm hoạt động của Chương trình”. Báo cáo cho biết: Mục tiêu tổng thể của Chương trình trong 3 năm là hỗ trợ cho 100 DN với 500 hoạt động cải tiến. Trong đó, 30 DN sẽ có hợp đồng hợp tác sản xuất hoặc tăng sản lượng với các công ty Nhật Bản (riêng tại khu vực Hà Nội cho 70 DN với 350 hoạt động cải tiến, trong đó 20 DN có hợp đồng hợp tác với công ty Nhật Bản).

Đến tháng 4/2011, Chương trình đã hỗ trợ DN đối tác các lĩnh vực: Làm khuôn nhựa, cao su; sản xuất các sản phẩm nhựa; đột rập và gia công vật liệu; đúc và lắp ráp; sản xuất lắp đặt máy móc, thiết bị, giá đỡ; gia công cơ khí; tạo nguyên liệu đóng gói, với cơ cấu: 9 DN hướng vào chất lượng sản phẩm; 9 DN áp dụng mô hình 5S; 8 DN tập trung vào tăng năng suất lao động; 8 DN vào lĩnh vực công nghệ cơ khí; 3 DN về quản trị kinh doanh; 3 DN quản trị nhân lực; 2 DN áp dụng marketing, 5 DN quản lý chất lượng. Ông Fujita quan ngại “một số lãnh đạo cao cấp của DN không cam kết hoạt động này do bận rộn, không dành thời gian làm việc với chuyên gia”

Các chuyên gia Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ DN ở một số quốc gia đạt kết quả tốt. Các DN Việt Nam như Công ty Hanel- xốp nhựa, Công ty CNC – Vina,... báo cáo kết quả tích cực khi thực hiện Chương trình. Đại biểu một số DN mong muốn Chương trình quan tâm đến các lĩnh vực công nghệ cao, đầu tư lớn. Tại Hội thảo, đại diện của Ngân hàng Công Thương Việt Nam thông báo về Chương trình tín dụng khoảng 30.000 tỷ đồng cho các DN công nghiệp hỗ trợ, vay với lãi suất thấp hơn ít nhất 2% so với lãi suất thông thường đối với lĩnh vực: Cơ khí chế tạo, Dệt may, Da giày. Đại diện Jetro thông báo triển lãm “Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 4 tại cung Văn hóa 91- Trần Hưng Đạo vào ngày 15-17/9/2011)